Hóa thân làm Cò mẹ (Dựa theo bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm) — Không quảng cáo

Văn tự sự - Miêu tả


Hóa thân làm Cò mẹ (Dựa theo bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm).

Suốt cả ngày Cò mẹ lặn lội trên mấy vũng lầy ngoài cánh đồng mà chỉ kiếm được vài con tép. Cả vùng này đã lâu không mưa, cũng chỉ còn vài cái vũng nhỏ đó thôi. Muốn kiếm được nhiều tép phải đi xa hơn, tận mãi cái đầm lớn cách đây hơn chục cây số. Mình đang ốm thế này, biết có đến nổi đó không? Cò mẹ tự nhủ.

Dàn ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu nhân vật và tình huống:

– Tiếng van xin tha thiết trong đêm làm em chú ý.

– Đi theo hướng có tiếng nói, em gặp một con cò ướt sũng, nằm thoi thóp trước lều của người coi ao cá.

2. Thân bài:

* Phát triển câu chuyện:

– Đàn cò con đói quá.

– Cò mẹ buộc phải kiếm ăn ban đêm.

– Vì không quen nhìn bóng tối, cò mẹ đậu vào một cành mềm nên bị ngã xuống ao.

– Người trông coi ao cá vớt cò lên, doạ trừng trị cò vì tội ăn trộm.

– Cò thanh minh, cầu mong được chết trong sạch.

3. Kết bài:

* Kết thúc câu chuyện:

– Thì ra là một giấc mơ, vì hôm trước em vừa học bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm.

– Suy về thân phận và lời cầu xin của cò mẹ.

Bài mẫu

Mặt trời đã lên cao, nắng vàng trải khắp cánh đồng. Một tia nắng chiếu qua lỗ hổng trên mái nhà, rọi vào mắt Cò mẹ khiến nó bừng tỉnh. Nó đưa đôi mắt mệt mỏi tìm lũ con. Góc nhà mấy chú cò con đang đói, nằm xoã đôi cánh chưa mọc đủ lông, kêu khe khẽ. Nhìn lũ con, Cò mẹ thật đau lòng. Nó cố gượng ngồi dậy, rồi chệnh choạng đứng lên.

Đã nửa tháng nay Cò mẹ bị bệnh phải nằm ở nhà, không đi kiếm ăn được. Thức ăn dự trữ không nhiều nên mấy hôm nay, lũ con của nó bữa đói, bữa no. Đến tối qua thì chẳng còn gì.

Không thể đế mấy đứa con nhỏ đáng thương chết đói. Ý nghĩ ấy cho Cò mẹ thêm sức lực. Nó khoác tay nải lên vai dặn dò mấy đứa con vài câu rồi ra đi.

Suốt cả ngày Cò mẹ lặn lội trên mấy vũng lầy ngoài cánh đồng mà chỉ kiếm được vài con tép. Cả vùng này đã lâu không mưa, cũng chỉ còn vài cái vũng nhỏ đó thôi. Muốn kiếm được nhiều tép phải đi xa hơn, tận mãi cái đầm lớn cách đây hơn chục cây số. Mình đang ốm thế này, biết có đến nổi đó không? Cò mẹ tự nhủ.

Nhưng hôm sau, nhìn lũ con đói gầy đến giơ xương, cò mẹ quyết định phải đi đến cái đầm lớn đó. Vì mệt mỏi nên khi bay, nó phải dừng nghĩ tới gần chục lần. Đến nơi trời đã gần tối. Nghĩ một lát cho lại sức rồi Cò mẹ đi dọc theo bờ đầm tìm tép. Trời sập tối nhanh quá mà tép cũng chưa được là bao. Cò mẹ quyết định ở lại kiếm cả đêm. Ban đêm tép mới nổi lên đi ăn, dễ kiếm hơn... Cò mẹ đậu trên một cành tre nhỏ ven đầm nghỉ một lát.

Đang giữa mùa hè, trời oi bức ngột ngạt. Bỗng nhiên trời tối sầm, rồi gió nổi lên dữ dội. Gió vặn cành tre kêu rắc rắc. Cò mẹ chao đảo. Rồi nó lộn cổ ngã xuống đầm. Cò mẹ chới với, nó cố sức bơi vào bờ nhưng sóng lại đánh bạt nó ra xa hơn. Nó thất thanh cất tiếng kêu cứu. Tiếng kêu cứu của nó lẫn trong tiếng gió gào, tiếng mưa rơi. Nó tuyệt vọng nghĩ đến đàn con. Nhưng may thay, nó bám được vào một cái bè tre. Nó cố sức bò lên bè. Trên bè có một cái nhà to rộng quá, nó gõ cửa nhưng chẳng ai thưa. Nhà không có người. Nó đánh liều chui vào tránh mưa gió.

Bên ngoài, gió mỗi lúc một mạnh hơn, mưa mỗi lúc một to hơn. Không thể kiếm ăn. Cũng không thể bay về, Cò mẹ đành nằm chờ. Rồi mệt quá, nó thiếp đi.

Khi Cò mẹ tĩnh dậy, nó kinh hoàng thấy mình nằm trong một cái lồng sắt. Gần đó, một người đàn ông tướng mạo dữ tợn đang mài dao. Nó càng kinh hoàng hơn khi. nghĩ đến kết cục bi thảm sắp xảy ra với nó. Nó không sợ chết. Nhưng nghĩ đến đàn con, nó đau đớn quá. Nước mắt nó trào ra ướt đẫm cổ. Vừa lúc đó người đàn ông quay lại. Hắn quát.

-   Khóc à? Khóc tao cũng giết thịt.

Bỗng có tiếng ồn ào ngoài ngõ. Rất nhiều người kéo đến. Họ hỏi:

-   Con cò kia làm sao mà lại bắt nhốt nó thế?

Gã đàn ông nói:

-   Nó là một đứa ăn trộm. Tôi sẽ giết nó.

Cò mẹ sửng sốt, nó vội thanh minh:

-    Thưa ông, không phải tôi là kẻ trộm, tôi đang đi kiếm tép cho con tôi.

Hắn trừng mắt:

-    Đồ trơ tráo, vừa ăn cắp vừa la làng. Chính tao bắt được quả tang mày đang lấy trộm thức ăn của tao. Còn cãi à?

Cổ họng Cò mẹ nghẹn ứ lại. Nó uất quá không nói được. Mọi người la lên:

-   Đúng đấy, giết nó đi, quân ăn trộm.

-   Đồ xấu xa, chết cho đáng đời.

Họ thi nhau kết án và nguyền rủa nó. Cò mẹ đau đớn. Chao ôi, tiếng tăm rồi sẽ lan đi khắp nơi! Thật tội nghiệp cho lũ con của ta, nếu chúng nghe được những lời này, chúng sẽ đau lòng biết bao.

Biết không thể thoát chết Cò mẹ run rẩy đề nghị:

-Tôi tha thiết cầu khẩn ông chiếu cố lời cầu xin của một con người tội nghiệp sắp chết.

Gã đàn ông hất hàm:

-   Nói đi!

Cò mẹ nói tiếp:

-    Xin ông hãy xáo tôi bằng nước múc ở đầu nguồn con suối trên ngọn núi xanh.

Mọi người đứng quanh cười vang:

-    Vẽ chuyện, nước nào chả là nước, còn kén chọn cả cái nước để xáo thịt. Chết rồi thì biết gì mà kén nước trong với chả nước đục.

Nhưng nghĩ đến lời nguyền rằng khi bị chết oan được tắm gội (hoặc xáo thịt) bằng nước của con suối đó thì nỗi oan sẽ được giải nên cò mẹ cứ khẩn thiết cầu xin.

Cuối cùng, lời đề nghị của cò mẹ được chấp nhận.


Cùng chủ đề:

Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
Hãy trình bày ý kiến về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về các bài ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình
Hãy viết đoạn văn ngắn giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn ”
Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ Cảnh khuya
Hóa thân làm Cò mẹ (Dựa theo bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm)
Hồ Chủ tịch có dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?
Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước
Ít lâu nay, trong lớp có một số bạn lơ là học tập
Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (cảm động, buồn cười) em gặp ở trường
Kể lại câu chuyện đã làm thay đổi cuộc sống của em