Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Những đứa co


Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoà bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội.

Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hoà bình, từ núi rừng về thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng khổ, với những người đã từng “chia ngọt sẻ bùi”. Người ra đi không khỏi bâng khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi…

Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu – một cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc” vào tháng 10-1954. Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ “Việt Bắc”, một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.


Cùng chủ đề:

Hình tượng người lính trong khổ thơ thứ ba của bài Tây Tiến
Hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Hình tượng tác giả trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Hình tượng “sóng và “em” trong bài “Sóng” - Xuân Quỳnh
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Hoàng Sa - Trường Sa - Nơi đầu sóng - Ngữ Văn 12
Hoàng Sa - Trường Sa và trách nhiệm bảo vệ biển đảo của thanh niên - Ngữ Văn 12
Hóa thân vào nhân vật Phùng để kể lại truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Học vấn không chỉ là việc đọc sách. . . . Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng chính mình