Hoàng Sa - Trường Sa - Nơi đầu sóng - Ngữ Văn 12 — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Nghị luận về các vấn nạn xã hội


Hoàng Sa - Trường Sa - Nơi đầu sóng - Ngữ Văn 12

Làng tôi là mét vùng đất thuộc hạ lưu con sông Thu Bồn nổi tiếng, nơi đó tiếp giáp biển Đông bởi cửa Đại hay còn gọi là cửa Đợi.

Huỳnh Viết Tư

Làng tôi là mét vùng đất thuộc hạ lưu con sông Thu Bồn nổi tiếng, nơi đó tiếp giáp biển Đông bởi cửa Đại hay còn gọi là cửa Đợi. Phải chăng, vì nơi đây, luôn có những thiếu phụ đang đợi chồng, ngóng con trong những tháng ngày lênh đênh trên mặt biển, trong rình rập của thiên tai, địch họa để kiếm sống hay đang bảo vệ biển trời của cha ông?

Những dịp hè, tôi lại theo thuyền đánh cá ra biển cùng những ngư dân vạm vỡ như những chú sói biển, nhưng cũng chi đến đảo Cù Lao Chàm mà thôi!

Tuy chỉ mới đến đây mà biển trời non nước đã ngút ngát tầm nhìn một màu thấm nước biển. Nhìn bản đồ Việt Nam, tôi thấy Trường Sa, Hoàng Sa  cách Cù Lao Chàm cả hàng trăm hải lý. Nơi đó, một phần lãnh thổ của Tổ quốc tôi đang kiêu hãnh ngự trị. Có ở trên biển mới thấy đất nước mình không là nhỏ, không chi là hình cong như chữ s, mà mênh mang, rộng lớn vô cùng....

Ở đây, qua quá trình phát triển của lịch sử, chúng ta nhận thức được một bài học vô cùng quý báu mà tô tiên ta đã dạy từ bài học lịch sử đầu tiên. Phải chăng, từ câu chuvện truyền thuyết "Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ", Cha mang 50 người con xuống biển, Mẹ mang 50 người con lên núi mà cụm từ “núi sông - bờ cõi" thường gắn bó với nhau. Đó là, chiến lược xây dựng, triển kinh tế và bảo vệ Tổ quôc: Đất liền và biển đảo đều có giá trị thiêng liêng chúng ta phải ra sức gìn giữ từng tấc đất trên bờ hay dưới nước, từng khoảng trời, mặt biển...mà tổ tiên ta đã dày công vun bồi. Bài học này lại càng có trị và mang tính thời sự khi mà biển Đông đang dậy sóng từng ngày. Kẻ thù và đang lăm le xâm chiếm biển đảo quê hương, chiếm đoạt những nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tổ quốc ta. Bởi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và mặt biển bao quanh là những vùng đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên thiên nhiên...

Hoàng Sa, Trường Sa ơi! Tôi chưa một lần đặt chân đến quần đào Hoàng với những cái tên: Đá Bắc, Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ánh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn, Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam, đảo Tây, đảo Hòn Đá; ở quần đảo Trường Sa với những cái tên: Ba Bình, Nam Yết, Song Tứ Tây, Sinh Tổn, Trường Sa Lớn, Đá Hoa La Thị Tứ, đảo Dừa, đáo Gạc Ma, đảo Cô Lin,... Nhưng những cái tên nghe mà thân thương quá! Nghe như đã thấm vào máu thịt ngàn đời của cha ông lại. Hơn bao giờ hết, tôi lại nghĩ đến các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên các đảo, vể cuộc sống cùa họ trên những nhà giàn đang ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Tôi chưa từng đến Hoàng Sa, Trường Sa mà sao thấy nhớ thương, xao xuyến và ước ao đưọc một  lần viếng thăm nơi "đầu sóng ngọn gió" này, để được tận mắt ngắm nhìn vùng biển thiêng liêng của Tố quốc, để được sẻ chia dù chi là một phần rất, rất nhỏ những gian truân, vất vả của người lính đảo, được cùng các anh chong mắt giữ gìn biển đảo của quê hương, dẫu chỉ một lần. Các anh tiếp tục đi trên con đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường huyền thoại trong lịch sử, là biểu trưng cho ý chí và sự sáng tạo của Việt Nam. Con đường ấy là niểm tự hào, nguồn cổ vũ và động viên lớn lao không chỉ của những chiến sĩ trên những "con tàu không số" mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Nó đã góp phần to lớn làm nên chiến thắng lịch sử: giải phóng hoàn toàn miền Nam thông nhất đất nước.

Những sở cứ, tư liệu lịch sử lại một lần nữa minh chứng hùng hồn khẳng định Hoàng Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta. Có thể nêu ra đây như đề tài khoa học Font tư liệu Hoàng Sa do huyện đảo Hoàng Sa - Đà Nẵng đầu tư đã thu thập được 56 bản đổ các nước phương Tây, 22 bản đồ Trung Quốc và 8 bản đồ Việt có chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài tâm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do NXB Thượng Hải (Trung Quốc) in năm 1904 ghi rõ cực Nam Trung Quốc là đảo Hài Nam, không hề bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, UBND huyện đảo Hoàng Sa - Đà Nẵng đang giữ nhiều bản đổ do chính người Trung Quốc lập nên, cho thấy từ năm 1909 trở về trước, Hoàng Sa và Trường Sa không được nước này nhắc đến. Tư liệu của Huyện Hoàng Sa còn lưu lại về ngày 13-1-1947, Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, Pháp đã nêu lên những bảo lưu về hậu quả pháp lý từ việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của quân đội Trung Hoa Dân quốc, đồng thời nhắc lại để nghị tìm giải pháp giải quyết tranh châp bằng trọng tài quốc tế.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hội nghị San Francisco có 50 quốc gia tham dự đã diễn ra từ ngày 5 đến 8-9-1951. Trong ngày 5-9-1951, phiên họp toàn thế mở rộng, 43 quốc gia đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc. Nhiều bản đổ của các nước phương Tây cũng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Bản đồ của Vanlangren (người Hà Lan) vẽ năm 1595 với rất nhiều chi tiết, nhất là tại vùng Trung Bộ. Tại Bắc Bộ cũng có nhiều chi tiết, nhất là sông Hồng. Đặc biệt, trên phần đất liền, ngoài địa danh rất đáng lưu ý là mũi Varella, còn có bờ biển Costa da Pracel ở đối diện với Pulocanton (Cù lao Ré) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đây là những chứng cứ lịch sử khách quan góp phần cùng nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đô (năm 1909) là một trong số rất nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc đã vẽ phần cực Nam Trung Quôc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn Dư địa chí đổ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quản Như đổ của La Hồng Tiên quyển 1, thực hiện năm 1561, cho thấy phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ đời Thanh, năm 1862, vẽ theo Nội phủ địa đổ gồm 26 mảnh mang tên Đại Thanh kịch tinh toàn đồ. Trong bản đồ này, phẩn cực Nam Trung Quôc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Quảng Đông tình đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1850 không có bất kỳ quần đảo nào ngoài biển Đông. Ngoài ra, cuôn Kỷ yếu Hoàng Sa còn cung cấp nhiều bản đổ quốc tế từ thế kỷ XV – VXIII khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc mà thuộc chủ quyền Việt Nam, đã được Nhà nước Việt Nam cai quản thường xuyên và ổn định từ thời nhà Nguyễn.

Tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng vào đầu tháng 7 vừa qua, Bí thư Thành ủy - Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nang Nguyễn Bá Thanh tái khăn định, quần đảo Hoàng Sa thuộc Đà Nằng (Việt Nam). Thành phố cũng thành lập UBND huyện đảo Hoàng Sa và cấp kinh phí đế huyện đào này hoạt động cũng như đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa. Tiếp đó, ngày 24- 2012, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nằng Văn Hữu Chiến ra tuyên bố nêu ra Chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng một lần nữa hết sức lo ngại bất bình trước việc ngày 19-7-2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập "Cơ quan chi huy quân sự" của cái gọi là "thành phố Tam Sa" và việc ngày 21-7-2012 phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là "thành phố Tam Sa". Những hành động sai trái của Trung Quốc không làm thay đổi thực tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam

Thành phố Đà Nẵng cương quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, cản trở nỗ lực chung duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, làm tổn hại tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.


Cùng chủ đề:

Hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Hình tượng tác giả trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Hình tượng “sóng và “em” trong bài “Sóng” - Xuân Quỳnh
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Hoàng Sa - Trường Sa - Nơi đầu sóng - Ngữ Văn 12
Hoàng Sa - Trường Sa và trách nhiệm bảo vệ biển đảo của thanh niên - Ngữ Văn 12
Hóa thân vào nhân vật Phùng để kể lại truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Học vấn không chỉ là việc đọc sách. . . . Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng chính mình
Hướng dẫn ôn tập tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường