Hướng dẫn quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết viết bài văn nghị luận về một vấn đê


Hướng dẫn quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn

Chọn được truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích. Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một trật tự đơn giản, dễ hiểu

1. Hướng dẫn quy trình nói

TRƯỚC KHI NÓI

a. Chuẩn bị

- Chọn được truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích

- Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một trật tự đơn giản, dễ hiểu

- Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa

- Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không làm sai lệch những yếu tố cơ bản của cốt truyện gốc

b. Tập luyện

- Kể lại truyện trước các bạn trong nhóm, chú ý bài học được thể hiện qua câu chuyện

- Luyện kể bằng ngữ điệu truyền cảm (giọng to/ nhỏ, cao/ thấp, nhanh/ chậm, lấn/ lướt… thể hiện lời thoại phù hợp với đặc điểm nhân vật, cảm xúc của câu chuyện.

- Tập kết hợp lời kể với ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…) để cuốn hút người nghe

TRÌNH BÀY BÀI NÓI

- Mở đầu: Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể.

- Triển khai: Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động; luôn tương tác với người nghe một cách tự nhiên (bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ,…). Có thể sáng tạo trong khi kể (không phải đọc thuộc lòng) để tạo sự lôi cuốn, nhưng không được làm sai lệch nội dung cơ bản của câu chuyện

- Kết luận: Nêu ý nghĩa của câu chuyện

SAU KHI NÓI

- Cùng người nghe bàn luận, bình phẩm về chi tiết, hình ảnh đặc sắc, bài học đạo lí rút ra từ câu chuyện vừa kể

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…)

- Bàn bạc, trao đổi về cách sáng tạo khi kể để câu chuyện thêm thú vị, làm nổi bật bài học đạo lí và những kinh nghiệm sống mà câu chuyện ngụ ngôn muốn truyền tải.

2. Ví dụ minh họa

Trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại cũng như là lịch sự phát triển của văn học đến nay thì thể loại văn học để lại rất nhiều bài học triết lý nhân sinh cho con người chỉ là chuyện ngủ ngôn. Bản thân tên gọi của nó đó thể hiện đặc trưng, ý nghĩa của loại chuyện này. Đằng sau những ngôn ngữ là ngủ Ý, hàm Ý ẩn chứa những bài học sâu sắc. Trong kho tàng những câu truyện ngụ ngôn thi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” rất quen thuộc với lứa tuổi thiếu nhi.

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng được coi là một câu chuyện giàu ý nghĩa, gắn liền với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”. Câu chuyện kể về một chú ếch nhỏ sống trong một cái giếng nhỏ. Nó sống lâu ngày ở trong chiếc giếng đó nên không biết thế giới bên ngoài kia ra sao. Thế giới xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhảy bé nhỏ, chính vì vậy nên chú ếch tưởng mình là to, mạnh nhất. Mỗi khi nó cất tiếng kêu ồm ộp là mọi vật, con vật xung quanh đều phải cảm thấy sợ hãi. Nó cảm thấy mình rất oai và như một vị chúa tể ở nơi đây. Đặc biệt hơn khi ngẩng lên bầu trời thì nó thấy bầu trời chỉ bằng một chiếc vùng chứ không hề cao và rộng lớn như người ta vẫn thường đồn đại. Từ đây nó kiêu hãnh và cho rằng bầu trời quả thật nhỏ bé còn nó như một vị chúa tể oai phong lẫm liệt đang tự điều khiển phương quốc của mình. Trong cái suy nghĩ hạn hẹp của chú ếch thì dường như không có ai bằng nó cũng chẳng có ai có thể định lại nó. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như một năm mưa to nước trong giếng dâng cao đã đưa chú ếch ra khỏi bờ giếng. Nó cứ nghĩ bản thân mình vẫn là chúa tể của muôn loài nên đi vinh quang trên đường, ngước mắt lên mà không nhìn. Bỗng nhiên có một con vật gì đó rất lớn đã che mất tầm nhìn của nó, một lúc sau chân của một con trâu đã dẫn bẹp người của chú ếch nhỏ bé. Thế là cuộc đời của một chú ếch ngông nghênh đã kết thúc.

Thông qua câu chuyện này ta có thể nhận thấy chú ếch con quả thật là đáng chê trách. Bản thân nó sống trong một môi trường nhỏ hẹp nhưng lại không biết tự châu rồi kiến thức của bản thân mà thiếu hiểu biết đã thế còn có tính tình hung hăng huynh hoang. Hiểu biết thì hạn hẹp tính tình thì kiêu căng cho nên mới dẫn đến cái chết đau lòng. Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy? Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thây bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi. Nó cũng giống như những con người suốt ngày chỉ biết ở nhà mà không chịu ra ngoài để nâng cao trình độ của bản thân. Thế giới đang ngày càng thay đổi, nhưng trong con mắt của những con người như vậy thì vẫn chỉ dừng lại như cũ. Đó là lí do khiến cho họ luôn tụt lùi so với phần còn lại của thế giới.

Câu chuyện ngụ ngôn quả thật để lại nhiều bài học nhân sinh cho mỗi con người chúng ta. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.


Cùng chủ đề:

Cấu tạo của cụm động từ
Cấu tạo cụm danh từ
Chú ý khi viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Công dụng của dấu chấm lửng
Hướng dẫn quy trình giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Hướng dẫn quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn
Hướng dẫn quy trình thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi
Hướng dẫn quy trình thảo luận về vai trò của công nghệ với đời sống con người
Hướng dẫn quy trình tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
Hướng dẫn quy trình tóm tắt ý chính do người khác trình bày
Hướng dẫn quy trình trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt