Ki-lô-gam
Giải Ki-lô-gam trang 76, 77 SGK Toán 2 Cánh diều
Bài 1
Tìm số thích hợp thay cho dấu ? trong ô trống.
Phương pháp giải:
a) Quan sát ta thấy cân thăng bằng, do đó cân nặng của con cá bằng tổng cân nặng của hai quả cân bên đĩa bên phải.
b) Quan sát hình vẽ, đọc số đo trên cân đồng hồ rồi điền cân nặng của quả dưa hấu vào ô trống.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Tính (theo mẫu):
Mẫu: 36 kg – 9 kg = 27 kg
18 kg + 6 kg
24 kg – 5 kg
10 kg + 3 kg – 5 kg
58 kg – 9 kg – 20 kg
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính tương tự như với các phép tính thông thường, sau đó ghi thêm đơn vị kg vào sau kết quả.
Lời giải chi tiết:
18 kg + 6 kg = 24 kg
24 kg – 5 kg = 19 kg
10 kg + 3 kg – 5 kg = 13 kg – 5 kg = 8 kg
58 kg – 9 kg – 20 kg = 49 kg – 20 kg = 29 kg
Bài 3
Thảo cân nặng 29 kg, Huy nặng hơn Thảo 3 kg. Hỏi Huy cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (cân nặng của Thảo, cân nặng Huy nặng hơn Thảo) và hỏi gì (cân nặng của Huy), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm cân nặng của Huy ta lấy cân nặng của Thảo cộng với cân nặng Huy nặng hơn Thảo.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
Thảo: 29 kg
Huy nặng hơn Thảo: 3 kg
Huy: kg
Bài giải
Huy cân nặng số ki-lô-gam là:
29 + 3 = 32 (kg)
Đáp số: 32 kg.
Bài 4
Thực hành “Cân đồ vật”.
Phương pháp giải:
Học sinh thực hành tự cân một số đồ vật theo hướng dẫn của thầy/cô giáo.
Lời giải chi tiết:
Học sinh đặt đồ vật lên đĩa cân, sau đó đọc số đo trên cân đồng hồ.
Bài 5
Kể tên một số loại cân trong thực tế cuộc sống.
Phương pháp giải:
Em có thể hỏi ông bà, bố mẹ về một số loại cân trong thực tế.
Lời giải chi tiết:
Một số loại cân trong thực tế cuộc sống là cân đồng hồ, cân tạ, cân tiểu li, ...