Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 3
Đề bài
Cây hấp thụ nitơ ở dạng
-
A.
N 2 + và NO 3 - .
-
B.
N 2 + và NH 3 + .
-
C.
NH 4 + và NO 3 -
-
D.
NH 4 - và NO 3 + .
Nơi diễn ra chu trình Crep là:
-
A.
Tế bào chất.
-
B.
Chất nền của ti thể.
-
C.
Lục lạp.
-
D.
Màng ti thể.
So với túi tiêu hóa, ống tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn vì :
-
A.
Có kích thước dài hơn
-
B.
Có sự phân hóa rõ rệt giữa các phần
-
C.
Có miệng và hậu môn phân biệt
-
D.
Có sự phân hóa cao và hệ enzyme tiêu hóa đa dạng
Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?
-
A.
Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.
-
B.
Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.
-
C.
Vì nắp mang chỉ mở một chiều.
-
D.
Vì cá bơi ngược dòng nước.
Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được
-
A.
Mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
-
B.
Mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
-
C.
Mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
-
D.
Mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tiết diện nhỏ nhất?
-
A.
Mao mạch.
-
B.
Mạch bạch huyết.
-
C.
Tĩnh mạch.
-
D.
Động mạch.
Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên gồm các?
-
A.
Tế bào mô giậu.
-
B.
Khí khổng
-
C.
Tầng cutin
-
D.
Tế bào bao bó mạch
Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O 2 giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là :
-
A.
(1), (3) và (4).
-
B.
(1), (2) và (3).
-
C.
(2), (3) và (4).
-
D.
(1), (2) và (4).
Cấu tạo của lục lạp thích nghi vói chức năng quang hợp:
-
A.
Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
-
B.
Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
-
C.
Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
-
D.
Cả 3 phương án trên
Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?
-
A.
Tiêu hoá hoá và cơ học.
-
B.
Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
-
C.
Chỉ tiêu hoá cơ học.
-
D.
Chỉ tiêu hoá hoá học.
Trong chu trình Krep, mỗi phân tử axetyl – coA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO 2 ?
-
A.
1 phân tử
-
B.
4 phân tử
-
C.
2 phân tử
-
D.
3 phân tử
Nhóm thực vật C3 được phân bố
-
A.
Hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.
-
B.
Ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
-
C.
Ở vùng nhiệt đới.
-
D.
Ở vùng sa mạc.
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
3
-
D.
2
Khi cá hít vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
-
A.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở
-
B.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
-
C.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
-
D.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
Cây không ưa mặn mất khả năng hấp thu nước trên đất có độ mặn cao chủ yếu là do:
-
A.
Nồng độ muối cao gây độc cho cây.
-
B.
Thế năng nước của đất là quá thấp.
-
C.
Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp làm lông hút bị chết.
-
D.
Hàm lượng nước trong đất quá thấp
Ý nào sau đây là đúng với chức năng răng của thú ăn cỏ?
-
A.
Răng cửa giữ và giật cỏ.
-
B.
Răng nanh giữ và giật cỏ.
-
C.
Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
-
D.
Cả A, B và C
Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?
-
A.
Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
-
B.
Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
-
C.
Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
-
D.
Tất cả các phương án còn lại
Mao mạch không xuất hiện ở :
-
A.
Hệ tuần hoàn hở
-
B.
Hệ tuần hoàn kép
-
C.
Hệ tuần hoàn đơn
-
D.
Hệ tuần hoàn kín
Huyết áp là:
-
A.
Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
-
B.
Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
-
C.
Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
-
D.
Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Nhịp tim trung bình khoảng:
-
A.
50-80 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
-
B.
40-60 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh
-
C.
60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
-
D.
60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại
-
A.
Chất nền.
-
B.
Màng trong
-
C.
Màng ngoài
-
D.
Tilacôit.
Nhờ đặc điểm nào mà trong diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?
-
A.
Do số lượng lục lạp trong lá lớn.
-
B.
Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.
-
C.
Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.
-
D.
Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.
Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ
-
A.
Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
-
B.
Sự vận động của các chi.
-
C.
Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
-
D.
Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
Quá trình hút khoáng phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp vì
-
A.
Hô hấp tạo ra nước để thoát hơi nước.
-
B.
Hô hấp cung cấp năng lượng cho sự hút khoáng chủ động.
-
C.
Sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp làm tăng nồng độ dịch bào.
-
D.
Hô hấp thải CO 2 giúp tế bào không bị đầu độc.
Đai caspari có vai trò:
-
A.
cố định nitơ.
-
B.
vận chuyển nước và muối khoáng.
-
C.
tạo áp suất rễ.
-
D.
kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ.
Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
-
A.
Tích lũy năng lượng.
-
B.
Tạo chất hữu cơ.
-
C.
Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
-
D.
Điều hòa không khí.
Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?
-
A.
Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
-
B.
Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
-
C.
Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
-
D.
Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là:
-
A.
miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.
-
B.
miệng → hầu → mề → thực quản → diều → ruột → hậu môn.
-
C.
miệng → hầu → diều → thực quản → mề → ruột → hậu môn
-
D.
miệng → hầu → thực quản → mề → diều → ruột → hậu môn
Khi tế bào khí khổng no nước thì
-
A.
Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
-
B.
Thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
-
C.
Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
-
D.
Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra
Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?
-
A.
Động mạch dưới đòn
-
B.
Động mạch dưới cằm
-
C.
Động mạch vành
-
D.
Động mạch cảnh trong
Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là
-
A.
Chuối truyền electron
-
B.
Chương trình Crep.
-
C.
Đường phân
-
D.
Tổng hợp Axetyl - CoA
Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm nào sau đây:
-
A.
Máu chảy ra khỏi hệ mạch và hòa vào dịch mô.
-
B.
Máu lưu thông liên tục trong mạch kín
-
C.
Máu không chảy trong hệ mạch.
-
D.
Máu chảy chậm.
Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
-
A.
Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ -> Tâm nhĩ co -> Nút nhĩ thất -> Bó his -> Mạng Puôc – kin -> Tâm thất -> Tâm thất co.
-
B.
Nút nhĩ thất -> Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ -> Bó his -> Mạng Puôc – kin -> Các tâm nhĩ, tâm thất co
-
C.
Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> Mạng Puôc – kin -> Bó his -> Các tâm nhĩ, tâm thất co.
-
D.
Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ -> Nút nhĩ thất -> Mạng Puôc – kin -> Các tâm nhĩ, tâm thất co.
Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào:
-
A.
Hoạt động trao đổi chất
-
B.
Chênh lệch nồng độ ion
-
C.
Cung cấp năng lượng
-
D.
Hoạt động thẩm thấu
Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?
(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như dứa, thanh long…
(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương...
(3) Giai đoạn cố định CO 2 tạm thời và tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.
(4) Giai đoạn cố định CO 2 diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.
Phương án trả lời đúng là:
-
A.
(1) và (3).
-
B.
(1) và (4).
-
C.
(2) và (3).
-
D.
(2) và (4).
Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng
-
A.
0,8 giây
-
B.
0,6 giây
-
C.
0,7 giây
-
D.
0,9 giây
Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó? (1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4. (2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước làm giảm cường độ quang hợp (cây A). (3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B. (4) Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm. Phương án trả lời đúng là:
-
A.
(1), (2) và (3)
-
B.
(1), (2) và (4)
-
C.
(2), (3) và (4)
-
D.
(1) , (3) và (4)
Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là :
-
A.
đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá.
-
B.
cấu tạo Ruột non và Manh tràng
-
C.
đều gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.
-
D.
cả A và C
Nguy cơ lớn nhất đối với các động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể là
-
A.
Nhiệt độ cao
-
B.
Nhiệt độ thấp
-
C.
Độ ẩm không khí cao
-
D.
Độ ẩm không khí thấp
Vì sao khi ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
-
A.
Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
-
B.
Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch.
-
C.
Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
-
D.
Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.
Lời giải và đáp án
Cây hấp thụ nitơ ở dạng
-
A.
N 2 + và NO 3 - .
-
B.
N 2 + và NH 3 + .
-
C.
NH 4 + và NO 3 -
-
D.
NH 4 - và NO 3 + .
Đáp án : C
Cây chỉ hấp thụ Nitơ khoáng trong đất dưới dạng NO 3 - và NH 4 +
Nơi diễn ra chu trình Crep là:
-
A.
Tế bào chất.
-
B.
Chất nền của ti thể.
-
C.
Lục lạp.
-
D.
Màng ti thể.
Đáp án : B
Chu trình Crep: diễn ra trong chất nền của ti thể
So với túi tiêu hóa, ống tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn vì :
-
A.
Có kích thước dài hơn
-
B.
Có sự phân hóa rõ rệt giữa các phần
-
C.
Có miệng và hậu môn phân biệt
-
D.
Có sự phân hóa cao và hệ enzyme tiêu hóa đa dạng
Đáp án : D
Ống tiêu hóa có 2 thông với bên ngoài bởi hai chỗ (miệng và hậu môn), do vậy, thức ăn chỉ đi một chiều
Ống tiêu hóa hoàn chỉnh hơn túi tiêu hóa vì có sự phân hóa cao và hệ enzyme tiêu hóa đa dạng.
Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?
-
A.
Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.
-
B.
Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.
-
C.
Vì nắp mang chỉ mở một chiều.
-
D.
Vì cá bơi ngược dòng nước.
Đáp án : B
Vì miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng và liên tục → thông khí liên tục → sẽ không có sự dịch chuyển ngược lại của nước, do đó nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều.
Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được
-
A.
Mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
-
B.
Mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
-
C.
Mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
-
D.
Mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Đáp án : D
Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tiết diện nhỏ nhất?
-
A.
Mao mạch.
-
B.
Mạch bạch huyết.
-
C.
Tĩnh mạch.
-
D.
Động mạch.
Đáp án : A
Mao mạch có tiết diện nhỏ nhất nhưng xét cả cơ thể thì có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn.
Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên gồm các?
-
A.
Tế bào mô giậu.
-
B.
Khí khổng
-
C.
Tầng cutin
-
D.
Tế bào bao bó mạch
Đáp án : A
Tế bào có mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá.
Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O 2 giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là :
-
A.
(1), (3) và (4).
-
B.
(1), (2) và (3).
-
C.
(2), (3) và (4).
-
D.
(1), (2) và (4).
Đáp án : B
Thoát hơi nước có những vai trò là:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
- Có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng
- Giúp cho khí CO 2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp
Cấu tạo của lục lạp thích nghi vói chức năng quang hợp:
-
A.
Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
-
B.
Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
-
C.
Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
-
D.
Cả 3 phương án trên
Đáp án : D
Cấu tạo của lục lạp thích nghi vói chức năng quang hợp: màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng; xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp; chất nềnstrôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?
-
A.
Tiêu hoá hoá và cơ học.
-
B.
Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
-
C.
Chỉ tiêu hoá cơ học.
-
D.
Chỉ tiêu hoá hoá học.
Đáp án : B
Thú ăn cỏ tiêu hoá hoá học, cơ học thức ăn nhờ vi sinh vật cộng sinh.
Trong chu trình Krep, mỗi phân tử axetyl – coA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO 2 ?
-
A.
1 phân tử
-
B.
4 phân tử
-
C.
2 phân tử
-
D.
3 phân tử
Đáp án : C
Mỗi phân tử axetyl – coA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra 2 phân tử CO 2 .
Nhóm thực vật C3 được phân bố
-
A.
Hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.
-
B.
Ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
-
C.
Ở vùng nhiệt đới.
-
D.
Ở vùng sa mạc.
Đáp án : A
Thực vật C3 gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất.
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
3
-
D.
2
Đáp án : A
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí ta chia ra 4 hình thức hô hấp:
- Hô hấp qua bề mặt cơ thể
- Hô hấp qua mang
- Hô hấp qua ống khí
- Hô hấp bằng phổi
Khi cá hít vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
-
A.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở
-
B.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
-
C.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
-
D.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
Đáp án : C
Cá hít vào : miệng cá mở → nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng, áp suất giảm → nước tràn vào khoang miệng mang theo O 2
Cây không ưa mặn mất khả năng hấp thu nước trên đất có độ mặn cao chủ yếu là do:
-
A.
Nồng độ muối cao gây độc cho cây.
-
B.
Thế năng nước của đất là quá thấp.
-
C.
Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp làm lông hút bị chết.
-
D.
Hàm lượng nước trong đất quá thấp
Đáp án : B
Đất mặn có nồng độ muối cao so với cây bình thường thì dung dịch đất là dung dịch ưu trương.
Thế năng nước của đất là quá thấp.
Ý nào sau đây là đúng với chức năng răng của thú ăn cỏ?
-
A.
Răng cửa giữ và giật cỏ.
-
B.
Răng nanh giữ và giật cỏ.
-
C.
Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
-
D.
Cả A, B và C
Đáp án : D
Răng nanh giống răng cửa → giữ chặt cỏ
Răng trước hàm và răng hàm phát triển có nhiều gờ → nghiền nát cỏ khi nhai.
Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?
-
A.
Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
-
B.
Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
-
C.
Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
-
D.
Tất cả các phương án còn lại
Đáp án : D
Mao mạch có thành mỏng, vận tốc máu chậm, phân nhánh đến tế bào → trao đổi chất hiệu của với tế bào.
Mao mạch không xuất hiện ở :
-
A.
Hệ tuần hoàn hở
-
B.
Hệ tuần hoàn kép
-
C.
Hệ tuần hoàn đơn
-
D.
Hệ tuần hoàn kín
Đáp án : A
Mao mạch là các mạch máu nhỏ nhất của một cơ thể, đó là nơi xảy ra sự trao đổi nước, O 2 , CO 2 , chất dinh dưỡng và các chất thải giữa máu và các mô xung quanh chúng.
Mao mạch không xuất hiện ở hệ tuần hoàn hở, sự trao đổi khí và các chất ở hệ tuần toàn hở là trao đổi trực tiếp giữa máu và dịch mô.
Huyết áp là:
-
A.
Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
-
B.
Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
-
C.
Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
-
D.
Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Đáp án : C
Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Nhịp tim trung bình khoảng:
-
A.
50-80 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
-
B.
40-60 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh
-
C.
60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
-
D.
60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
Đáp án : D
Nhịp tim trung bình là: 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại
-
A.
Chất nền.
-
B.
Màng trong
-
C.
Màng ngoài
-
D.
Tilacôit.
Đáp án : D
Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại tilacôit
Nhờ đặc điểm nào mà trong diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?
-
A.
Do số lượng lục lạp trong lá lớn.
-
B.
Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.
-
C.
Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.
-
D.
Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.
Đáp án : A
Số lượng lục lạp trong tế bào rất khác nhau các loài thực vật khác nhau. Đối với tảo mỗi tế bào có khi chỉ có một lục lạp. Đối với thực vật bậc cao, mỗi tế bào của mô đồng hóa có thể có từ 20 đến 100 lục lạp. Ở lá thầu dầu, 1mm 2 có từ 3.10 7 - 5.10 7 lục lạp. Nếu đem cộng diện tích lục lạp lại, sẽ có diện tích tổng số lục lạp lớn hơn diện tích lá.
Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ
-
A.
Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
-
B.
Sự vận động của các chi.
-
C.
Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
-
D.
Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
Đáp án : D
Sự thông khí ở phổi lưỡng cư nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.
Quá trình hút khoáng phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp vì
-
A.
Hô hấp tạo ra nước để thoát hơi nước.
-
B.
Hô hấp cung cấp năng lượng cho sự hút khoáng chủ động.
-
C.
Sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp làm tăng nồng độ dịch bào.
-
D.
Hô hấp thải CO 2 giúp tế bào không bị đầu độc.
Đáp án : B
Hô hấp tạo ra năng lượng.
Hô hấp rễ tạo ATP cung cấp để cây hút được nước và khoáng theo hình thức chủ động,
Đai caspari có vai trò:
-
A.
cố định nitơ.
-
B.
vận chuyển nước và muối khoáng.
-
C.
tạo áp suất rễ.
-
D.
kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ.
Đáp án : D
Vòng đai Caspari chặn cuối con đường gian bào giúp điều chỉnh, chọn lọc các chất vào tế bào
Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
-
A.
Tích lũy năng lượng.
-
B.
Tạo chất hữu cơ.
-
C.
Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
-
D.
Điều hòa không khí.
Đáp án : C
Cân bằng nhiệt độ của môi trường không phải là vai trò của quang hợp.
Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?
-
A.
Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
-
B.
Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
-
C.
Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
-
D.
Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
Đáp án : B
Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là:
-
A.
miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.
-
B.
miệng → hầu → mề → thực quản → diều → ruột → hậu môn.
-
C.
miệng → hầu → diều → thực quản → mề → ruột → hậu môn
-
D.
miệng → hầu → thực quản → mề → diều → ruột → hậu môn
Đáp án : A
Giun đất có ống tiêu hóa đơn giản
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là: miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.
Khi tế bào khí khổng no nước thì
-
A.
Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
-
B.
Thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
-
C.
Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
-
D.
Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra
Đáp án : D
Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.
Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?
-
A.
Động mạch dưới đòn
-
B.
Động mạch dưới cằm
-
C.
Động mạch vành
-
D.
Động mạch cảnh trong
Đáp án : C
Tim được nuôi dưỡng bởi một động mạch riêng, độc lập, không có sự tiếp nối các bộ phận hay cơ quan khác trong cơ thể.
Động mạch vành mang máu đi nuôi tim
Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là
-
A.
Chuối truyền electron
-
B.
Chương trình Crep.
-
C.
Đường phân
-
D.
Tổng hợp Axetyl - CoA
Đáp án : C
Xem lại sơ đồ hô hấp tế bào
Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là đường phân.
Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm nào sau đây:
-
A.
Máu chảy ra khỏi hệ mạch và hòa vào dịch mô.
-
B.
Máu lưu thông liên tục trong mạch kín
-
C.
Máu không chảy trong hệ mạch.
-
D.
Máu chảy chậm.
Đáp án : B
Hệ tuần hoàn kín: Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)
Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
-
A.
Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ -> Tâm nhĩ co -> Nút nhĩ thất -> Bó his -> Mạng Puôc – kin -> Tâm thất -> Tâm thất co.
-
B.
Nút nhĩ thất -> Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ -> Bó his -> Mạng Puôc – kin -> Các tâm nhĩ, tâm thất co
-
C.
Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> Mạng Puôc – kin -> Bó his -> Các tâm nhĩ, tâm thất co.
-
D.
Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ -> Nút nhĩ thất -> Mạng Puôc – kin -> Các tâm nhĩ, tâm thất co.
Đáp án : A
Hoạt động của hệ dẫn truyền tim :
Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co
Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào:
-
A.
Hoạt động trao đổi chất
-
B.
Chênh lệch nồng độ ion
-
C.
Cung cấp năng lượng
-
D.
Hoạt động thẩm thấu
Đáp án : B
Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào chênh lệch nồng độ ion
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:
+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)
+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP.
Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?
(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như dứa, thanh long…
(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương...
(3) Giai đoạn cố định CO 2 tạm thời và tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.
(4) Giai đoạn cố định CO 2 diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.
Phương án trả lời đúng là:
-
A.
(1) và (3).
-
B.
(1) và (4).
-
C.
(2) và (3).
-
D.
(2) và (4).
Đáp án : B
Đặc điểm của thực vật CAM là (1), (4) (2), (3) là đặc điểm của thực vật C4
Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng
-
A.
0,8 giây
-
B.
0,6 giây
-
C.
0,7 giây
-
D.
0,9 giây
Đáp án : A
Mỗi chu kỳ tim ở người dài 0,8s trong đó tâm nhĩ co: 0,1s; tâm thất co : 0,3s; pha giãn chung: 0,4s
Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó? (1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4. (2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước làm giảm cường độ quang hợp (cây A). (3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B. (4) Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm. Phương án trả lời đúng là:
-
A.
(1), (2) và (3)
-
B.
(1), (2) và (4)
-
C.
(2), (3) và (4)
-
D.
(1) , (3) và (4)
Đáp án : B
Cây B có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao hơn.
Cây A là cây C3 còn cây B là cây C4 Phương án trả lời đúng là: (1), (2) và (4)
Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là :
-
A.
đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá.
-
B.
cấu tạo Ruột non và Manh tràng
-
C.
đều gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.
-
D.
cả A và C
Đáp án : D
Thú ăn thịt và thú ăn thực vật có hình thức tiêu hóa hiệu quả và cấu trúc phức tạp hơn so với các nhóm động vật trước đó.
Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là : đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá và đều gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.
Nguy cơ lớn nhất đối với các động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể là
-
A.
Nhiệt độ cao
-
B.
Nhiệt độ thấp
-
C.
Độ ẩm không khí cao
-
D.
Độ ẩm không khí thấp
Đáp án : D
Giun đất, lưỡng cư hô hấp qua bề mặt cơ thể
Với động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể, chúng cần bề mặt cơ thể luôn ẩm vậy nên độ ẩm môi trường thấp sẽ dễ làm bề mặt cơ thể chúng khô => không hô hấp được.
Vì sao khi ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
-
A.
Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
-
B.
Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch.
-
C.
Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
-
D.
Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.
Đáp án : A
Huyết áp cao trong thời gian dài gây áp lực lên thành mạch làm cho thành mạch dãn ra.
Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.