Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Cánh Diều HK1


Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

- Gia đình:

+ Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý:

=> Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê.

=> Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng) trong phủ chúa Trịnh.

→ Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.

+ Mẹ: Trần Thị Tần: quê ở Bắc Ninh, thông minh xinh đẹp, nết na.

→ Hiểu biết về văn hóa dân gian.

→ Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy biến động nên trải nhiều thăng trầm. Ông không chỉ có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người mà còn có trái tim mang nặng nỗi thương đời.

- Thời thơ ấu và thanh niên (1765 – 1789): Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý → Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống ông phong lưu của giới quý tộc phong kiến.

- Mười năm gió bụi (1789 – 1802): Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi → Đem lại cho Nguyễn Du vốn sống thực tế gần gũi với quần chúng, học tập ngôn ngữ dân tộc và thôi thúc ông suy ngẫm về cuộc đời con người.

- Từ khi ra làm quan triều Nguyễn (1802 – 1820): Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. → Giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã hội, con người.

- Ông mất tại Huế 1820.

→ Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.

2. Sự nghiệp

Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương quý giá, gồm có: ba tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) và một số tác phẩm chữ Nôm (Văn tế sống hia cô gái Trường Lưu, Thác lời trai phường nón, Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều). Với những đóng góp to lớn ở cả hai bộ phận sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc. Năm 2013, Nguyễn Du được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của ông.

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Du:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du và của nền văn học dân tộc. Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) để sáng tạo nên một tác phẩm mới. Ông đã sáng tác Truyện Kiều bằng ngôn ngữ, thể loại văn học của dân tộc; với cảm hứng trước “những điều trông thấy” và ngòi bút của một thiên tài.

- Truyện Kiều có giá trị nhân đạo lớn lao và giá trị hiện thực sâu sắc. Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm với những số phận bi kịch; khẳng định, đề cao vẻ đẹp, quyền sống và những khát vọng chính đáng của con người (tình yêu, hạnh phúc, tự do và công lí…). Nhà thơ cũng tố cáo, lên án thực trạng của một xã hội mà đồng tiền và cái ác “lên ngôi”.

- Truyện Kiều của Nguyễn Du đặc biệt thành công về phương diện nghệ thuật: xây dựng nhân vật, kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ và thể thơ,… Nguyễn Du đã tổ chức lại cốt truyện, lược bỏ hoặc thay đổi trình tự nhiều chi tiết, sự kiện. Các nhân vật trong Truyện Kiều được miêu tả qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, diễn biến nội tâm. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình,… Đặc biệt, Truyện Kiều đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc và sự hoàn thiện của thể thơ lục bát truyền thống.

- Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ. Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả cho người tử tế; rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Sau đoạn này là việc Kiều bị Sở Khanh lừa và phải chấp nhận làm gái lầu xanh. Đoạn trích nằm giữa hai biến cố đau xót. Đây là những biến cố giúp ta hiểu những bàng hoàng tê tái và sự lo âu về tương lai của nàng Kiều.

b. Bố cục

- Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, cay đắng xót xa của Kiều

- Tám câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều

- Tám câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật

c. Thể loại : lục bát

d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều

b. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Sơ đồ tư duy về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:


Cùng chủ đề:

Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
Kẻ sát nhân lộ diện (Sác - Lơ Uy - Li - Am)
Khám phá kì quan thế giới: Thác I - Goa - Zu (theo Đỗ Doãn Hoàng)
Khoa học muôn năm! (Go - Rơ - Ki)
Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) 9
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Kim - Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Kí ức tuổi thơ (An Viên)
Làng (Kim Lân) 9
Lơ Xít (trích, Cooc - Nây)
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)