Làng (Kim Lân) 9 — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Cánh Diều HK1


Làng (Kim Lân) 9

Làng (Kim Lân) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài

- Quê quán: Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thơ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.

- Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc

- Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim)

2. Sự nghiệp

a. Tác phẩm chính

Một số tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962)…

b. Phong cách sáng tác

- Là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân

- Có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.

Sơ đồ tư duy về tác giả Kim Lân:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần dầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948

b. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng tên là Chợ Dầu. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân của mọi miền Tổ quốc.

c. Tóm tắt

Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tín dữ bất ngờ khiến ông không thể tin nổi rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu ...vui quá!):  Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

- Phần 2 (tiếp ... đi đôi phần): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

- Phần 3 (còn lại): Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

e. Thể loại : truyện ngắn

g. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.

b. Giá trị nghệ thuật

Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật

Sơ đồ tư duy về văn bản Làng:


Cùng chủ đề:

Khoa học muôn năm! (Go - Rơ - Ki)
Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) 9
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Kim - Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Kí ức tuổi thơ (An Viên)
Làng (Kim Lân) 9
Lơ Xít (trích, Cooc - Nây)
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)
Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)
Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ "Vội vàng" (Phan Huy Dũng)
Một thể thơ đọc đáo của người Việt (Dương Lâm An)