Làng Vũ Đại là hình ảnh cái xã hội thực dân phong kiến thối nát, cái ác ngự trị — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Chí Phèo


Làng Vũ Đại là hình ảnh cái xã hội thực dân phong kiến thối nát, cái ác ngự trị.

Nam Cao đã tố cáo cái hiện thực xấu xa, tàn ác của xã hội thực dân phong kiến Những cảnh đời dữ dội, những con người đáng sợ, nguồn gốc của tội ác và đau thương

Làng Vũ Đại là hình ảnh cái xã hội thực dân phong kiến thối nát, cái ác ngự trị.

- Là nơi quần ngư tranh thực với các phe nghịch, đu lại với nhau để bóc lột con em, ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà trị nhau: cánh Bá Kiến, cánh ông Đội Tảo, cánh ông Tư Đạm, cánh ông Bát Tùng... Đội Tảo ngang ngược, là cựu binh cũng có thể đâm chém được, chưa bao giờ chịu hàng trước cuộc giao tranh. Còn Bá Kiến vô cùng xảo quyệt, biết mềm nắn rắn buông, biết ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn! Hãy đập bàn, đập ghế đòi cho được năm đồng nhưng rồi thì lại vứt trả lại năm hào vì thương anh túng quá! Cụ không cần than thở: trị không lợi thì cụ dùng! Cụ biết thu dụng những thằng bạt mạng để cắm thuế, cắm ruộng, đốt nhà, đâm chém, gây ra bao cảnh đổ máu, làm tan nát bao cơ nghiệp dân lành.

- Là nơi đầy rẫy bọn đầu bò đâm thuê chém mướn. Năm Thọ đi thì Binh Chức lần về. Binh Chức chết thì lại nở ra một Chí Phèo - cùng với Bá Kiến là hai con quỷ dữ làng Vũ Đại. Chí Phèo chết lại có một Chí Phèo con nhất định sẽ ra đời!

- Một Thị Nở dòng giống của một nhà có mả hủi... một bà cô thị suốt đời cô đơn, một Tự Lãng làm nghề hoạn lợn kiêm thầy cúng, vợ chết, con gái chửa hoang bỏ nhà trốn đi... Bao nhiêu thảm kịch, bi kịch?

Nam Cao đã tố cáo cái hiện thực xấu xa, tàn ác của xã hội thực dân phong kiến Những cảnh đời dữ dội, những con người đáng sợ, nguồn gốc của tội ác và đau thương đã và đang xô đẩy bao người lương thiện vào con đường đau khổ, tội lỗi.


Cùng chủ đề:

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Từ ấy
Hoàng Như Mai nhận định: Đời Thừa là một bước đi của Nam Cao về hướng cách mạng, một tiếng gọi bạn của Nam Cao đến với các nhà văn có thiện chí. Hãy bình luận ý kiến trên
Khóc Dương Khuê
Khung cảnh thôn Vĩ Dạ được thể hiện qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo
Làng Vũ Đại là hình ảnh cái xã hội thực dân phong kiến thối nát, cái ác ngự trị
Lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
Lập dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Lập dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu - Lớp 11
Lẽ ghét thương là lời tâm huyết của Nguyễn Đình Chiểu về nỗi ghét tình thương
Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”