Lí thuyết văn hóa Ấn Độ thời phong kiến - Lịch sử 10 cánh diều
Lí thuyết văn hóa Ấn Độ thời phong kiến
BÀI 9. VĂN HÓA ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
1. Tôn giáo.
Quê hương của các tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo.
Các tôn giáo được truyền bá: Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
Tôn giáo gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Ấn Độ.
2. Chữ viết và văn học
Chữ Phạn được sử dụng phổ biến trong sáng tác văn học
Chữ Phạn là cơ sở sáng tạo nhiều loại chữ viết khác: Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri
Văn học Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo, gồm nhiều thể loại: thơ ca, kịch, truyện thần thoại,…
Tiêu biểu có tác giả Ca-li-đa-xa, với hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca Sứ mây và vở kịch Sơ-cun-tơ-la.
3. Kiến trúc, điêu khắc
- Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng,… đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Kiến trúc Phật giáo: chùa hạng A-gian-ta, có nhiều bức họa sinh động về sự tích nhà Phật,…
- Kiến trúc Hồi giáo: lăng, thánh đường. Điển hình: lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un,…