Lý thuyết phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - CD
Lý thuyết phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
I. KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
- Phạm vi: gồm bồn địa Công-gô, vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Đặc điểm:
+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai màu mỡ.
+ Rừng rậm chiếm diện tích lớn với nhiều loài động vật, thực vật phong phú.
+ Nhiều loại khoáng sản có giá trị: dầu mỏ, quặng sắt, phốt phá,…
- Thực trạng khai thác:
+ Phát triển các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu,... phục vụ việc xuất khẩu; khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xit,..
+ Suy giảm diện tích rừng, đất đai suy thoái, ô nhiễm môi trường đang là trở ngại lớn với sự phát triển của người dân nơi đây
II. KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
- Phạm vi: Phía bắc và nam môi trường xích đạo.
- Đặc điểm:
+ Khu vực phía bắc mưa ít, khô hạn kéo dài, xa-van phát triển.
+ Khu vực phía nam: khí hậu ẩm, dịu hơn.
+ Khu vực phía đông: nóng, ẩm, mưa nhiều.
+ Có nhiều khoáng sản có giá trị: vàng, đồng, chì,...
- Thực trạng khai thác:
+ Chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.
+ Khu vực phía đông trồng cây ăn quả, cây công nghiệp xuất khẩu như cà phê và chăn nuôi gia súc.
+ Tiến hành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Giải pháp bảo tồn: thành lập các xa-van công viên, các khu bảo tồn => giúp phát triển du lịch, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
III. KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
- Phạm vi: phía bắc ở hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-míp ở phía nam.
- Đặc điểm:
+ Khô hạn, lượng mưa rất ít.
+ Bề mặt chủ yếu là sỏi đá, động vật nghèo nàn.
+ Một số nơi trên các hoang mạc có nguồn nước ngầm đã xuất hiện các ốc đảo.
+ Một số khu vực có trữ lượng khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ.
- Thực trạng khai thác tài nguyên:
+ Khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục.
+ Tại các ốc đảo do người dân trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch,…
+ Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều nước đã đầu tư vào hệ thống tưới tiêu, cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng để trồng trọt.
+ Phát triển các hoạt động khai thác khoáng sản như khai thác dầu mỏ. khai thác vàng kim cương để xuất khẩu.
+ Phát triển các hoạt động du lịch.
+ Các quốc gia Châu Phi phải đối mặt với tình trạng hoang mạc hóa ngày càng mở rộng.
IV. KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG ĐỊA TRUNG HẢI
- Vị trí: Phân bố thành dài hẹp ở vùng cực Bắc và vùng cực nam châu Phi.
- Thực trạng khai thác khoáng sản:
+ Người dân đã khai thác đặc điểm thiên nhiên để trồng cây ăn quả cận nhiệt như: nho, ô liu, cam, chanh,...
+ Việc khai thác khoáng sản nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu: phốt phát, dầu mỏ,...
+ Tình trạng hoang mạc hóa đang là thách thức lớn với khu vực.