Luyện tập chung (trang 16) — Không quảng cáo

Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 1: Ôn tập lớp 1 Phép cộng, phép trừ (có nhớ) tro


Luyện tập chung (trang 16)

Giải Luyện tập chung trang 16 SGK Toán 2 Cánh diều

Bài 1

Mỗi cánh diều gắn với vạch chỉ số nào trên tia số dưới đây?

Phương pháp giải:

Quan sát tia số đã cho rồi điền các số tương ứng với mỗi vạch nối với cánh diều.

Lời giải chi tiết:

Ta có các số tương ứng với mỗi vạch nối với cánh diều như sau:

Vậy: Cánh diều A gắn với vạch chỉ số 10 trên tia số.

Cánh diều B gắn với vạch chỉ số 45 trên tia số.

Cánh diều C gắn với vạch chỉ số 70 trên tia số.

Cánh diều D gắn với vạch chỉ số 97 trên tia số.

Bài 2

a) Nêu số liền trước của mỗi số sau: 53, 40, 1.

b) Nêu số liền sau của mỗi số sau: 19, 73, 11.

c) Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào ô trống.

Phương pháp giải:

a) Số liền trước của một số kém số đó 1 đơn vị.

b) Số liền sau của một số hơn số đó 1 đơn vị.

c) Áp dụng cách so sánh các số có hai chữ số:

- Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì lớn hơn.

- Nếu hai số có chữ số hàng chục bằng nhau thì so sánh chữ số hàng đơn vị, số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.

Lời giải chi tiết:

a) Số liền trước của 53 là 52 .

Số liền trước của 40 là 39 .

Số liền trước của 1 là 0 .

b) Số liền sau của 19 là 20 .

Số liền sau của 73 là 74 .

Số liền sau của 11 là 12 .

c)

Bài 3

a) Tìm tổng, biết các số hạng lần lượt là:

b) Tìm hiệu, biết:

- Số bị trừ là 57, số trừ là 24.

- Số bị trừ là 85, số trừ là 3.

Phương pháp giải:

- Áp dụng công thức: Số hạng + Số hạng = Tổng ; Số bị trừ – Số trừ = Hiệu.

- Ta có thể “đặt tính rồi tính” như sau:

+ Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.

+ Tính : Cộng hoặc trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.

Lời giải chi tiết:

a) Đặt tính rồi tính ta có:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{26}\\{13}\end{array}}\\\hline{\,\,\,39}\end{array}\)                                             \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{40}\\{15}\end{array}}\\\hline{\,\,\,55}\end{array}\)

Vậy: Tổng của 26 và 13 là 39.

Tổng của 40 và 15 là 55.

b) Đặt tính rồi tính ta có:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{57}\\{24}\end{array}}\\\hline{\,\,\,33}\end{array}\)                                             \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{85}\\{\,\,3}\end{array}}\\\hline{\,\,\,82}\end{array}\)

Vậy: Số bị trừ là 57, số trừ là 24 thì hiệu là 33.

Số bị trừ là 85, số trừ là 3 thì hiệu là 82.

Bài 4

Một sợi dây dài 28 dm, cắt đi 18 dm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu đề-xi-mét?

Phép tính:

Trả lời : Sợi dây còn lại dài dm.

Phương pháp giải:

Để tìm độ dài sợi dây còn lại ta lấy độ dài ban đầu của sợi dây trừ đi độ dài sợi dây đã cắt đi, hay ta thực hiện phép tính 28 – 18.

Lời giải chi tiết:

Phép tính: 28  – 18 = 10.

Trả lời: Sợi dây còn lại dài 10 dm.


Cùng chủ đề:

Luyện tập (trang 70)
Luyện tập chung
Luyện tập chung
Luyện tập chung
Luyện tập chung
Luyện tập chung (trang 16)
Luyện tập chung (trang 28)
Luyện tập chung (trang 38)
Luyện tập chung (trang 40, 41)
Luyện tập chung (trang 50, 51)
Luyện tập chung (trang 56)