Lý thuyết Bài 17: Pháp luật và đời sống Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
1. Khái niệm
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
2. Đặc điểm
Pháp luật có đặc điểm sau:
- Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.
- Tính bắt buộc chung: Nhà nước ban hành pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí nghiêm minh.
- Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự đó được chứ đựng trong những văn bản pháp luật. Hình thức pháp lí của các văn bản pháp luật do luật định.
3. Vai trò
Vai trò của pháp luật đối với đời sống:
- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước nhằm ổn định trật tự, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội; đồng thời là cơ sở pháp lí cho hoạt động của Nhà nước.
- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền. lợi ích hợp pháp của mình; Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội; tạo cơ sở pháp lí để thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.