Lý thuyết Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, giải gdcd 10 chân trời sáng tạo Chủ đề 9: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt


Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định cụ thể về vấn đề quan trọng khác của nước Việt Nam như quốc kì, quốc ca, quốc huy, quốc khánh và thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Tuân theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chế độ chính trị là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Nghĩa vụ này được thể hiện bằng các hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

5. Công dân phải ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chế độ chính trị.


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Bài 16: Chính quyền địa phương Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 17: Pháp luật và đời sống Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 19: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Giáo dục kinh tế
Lý thuyết Bài 23: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Giáo dục ki
Lý thuyết Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo