Lý thuyết bài 2: Nguyên tử - KHTN 7 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải khoa học tự nhiên 7, soạn sgk khtn lớp 7 chân trời sáng tạo


Lý thuyết bài 2: Nguyên tử - KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Nguyên tử được cấu tạo từ ba loại hạt cơ bản: proton, neutron, electron

Lý thuyết: Nguyên tử

1. Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr

Tìm hiểu sơ lược về nguyên tử

- Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, gọi là nguyên tử

- Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất

Ví dụ 1: Nếu xếp các nguyên tử iron liền nhau thành một hàng dài thì với độ dài 1 nm thôi cũng đã có từ vài triệu đến vài chục triệu nguyên tử

Khái quát về mô hình nguyên tử

- Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

- Cấu tạo nguyên tử:

+ hạt nhân ở tâm mang điện tích dương;

+ electron ở lớp vỏ mang điện tích âm;

+ electron chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

Mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford - Bohr

- Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau:

+ Lớp trong cùng có 2 electron, bị hạt nhân hút mạnh nhất.

+ Các lớp khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn, bị hạt nhân hút yếu hơn.

Mô hình nguyên tử Neon

Hạt nhân nguyên tử

- Hạt nhân nằm ở tâm, có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.

- Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các proton và neutron.

- Proton:

+ Kí hiệu: p.

+ Mang điện tích dương.

+ Giá trị bằng một điện tích nguyên tố (1,602.10 -19 culong), viết gọn là +1.

- Neutron:

+ Kí hiệu: n.

+ Không mang điện tích.

- Số đơn vị điện tích hạt nhân (kí hiệu là Z), bằng tổng số hạt proton có trong hạt nhân.

Mô hình nguyên tử carbon

Ví dụ 2: Hạt nhân nguyên tử carbon có 6 proton và 6 neutron.

Vỏ nguyên tử

- Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi các electron.

- Electron:

+ Kí hiệu: e.

+ Mang điện tích âm.

+ Giá trị điện tích bằng một điện tích nguyên tố (1,602.10 -19 culong), viết gọn là -1.

- Các electron được sắp xếp thành từng lớp, lần lượt theo thứ tự từ trong ra ngoài.

- Mỗi lớp có số electron tối đa xác định:

+ Lớp thứ nhất có 2 electron.

+ Lớp thứ hai có 8 electron.

Ví dụ 3: Vỏ nguyên tử carbon có 6 electron được sắp xếp thành hai lớp, lớp trong cùng có 2 electron, lớp tiếp theo có 4 electron.

2. Khối lượng nguyên tử

- Khối lượng proton ≃ Khối lượng neutron ≃ 1 amu.

- Khối lượng electron ≃ 0,00055 amu ≪ 1 amu.

1 amu = 1,6605.10 -24 gam

- Khối lượng nguyên tử = khối lượng proton + khối lượng neutron + khối lượng electron

≃ khối lượng proton + khối lượng neutron

= khối lượng hạt nhân

Sơ đồ tư duy


Cùng chủ đề:

Giải khoa học tự nhiên 7 trang 179, 180, 181
Giải khoa học tự nhiên 7, soạn sgk khtn lớp 7 chân trời sáng tạo
Lí thuyết Nam châm điện - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Lí thuyết Tốc độ và an toàn giao thông - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Lí thuyết Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết bài 2: Nguyên tử - KHTN 7 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết bài 3: Nguyên tố hóa học - KHTN 7 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - KHTN 7 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất - KHTN 7 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học - KHTN 7 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - KHTN 7 Chân trời sáng tạo