Lý thuyết Nguồn nhiên liệu - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Dầu mỏ là nhiên liệu hóa thạch, có trong vỏ Trái Đất.
I. Dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên
1. Khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên
Dầu mỏ là nhiên liệu hóa thạch, có trong vỏ Trái Đất. Thành phần chính của dầu mỏ là các hydrocarbon. Thành phân dầu mỏ có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí mỏ dầu.
Trong tự nhiên, dầu mỏ thường tập trung thành những khu vực ở trong lòng đất, gọi là các dầu mỏ. Mỏ dầu thường có ba lớp:
- Lớp khí ở phía trên gọi là khí mỏ dầu. Khí mỏ dầu chứa chủ yếu là khí methane (khoảng 75%) và một số hydrocarbon khí khác.
- Lớp dầu mỏ có hòa tan khí ở giữa là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hydrocarbon và một lượng nhỏ các hợp chất khác
- Dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn
Khí thiên nhiên cũng là nhiên liệu hóa thạch ở dưới lòng đấy.
2. Phương pháp khai thác và chế biến
a) Dầu mỏ và khí mỏ dầu
Khai thác dầu mỏ và khí mỏ dầu gồm nhiều giai đoạn:
- Khoan, thu dầu và khí
- Loại bỏ tạp chất để thu được dầu thô, vận chuyển đến nhà máy lọc dầu
- Phương pháp chưng cất để thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau ở nhiệt độ khác nhau.
b) Khí thiên nhiên
Khí thiên nhiên được khai thác bằng cách khoan xuống mỏ khí và khí sẽ tự phun lên do áp suất ở các mỏ khí lơn hơn áp suất khí quyển.
II. Nhiên liệu
1. Khái niệm và phân loại
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Nhiên liệu được phân loại dựa trên một số cơ sở khác nhau
Dựa vào trạng thái tồn tại, nhiên liệu được phân loại thành nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí
2. Sử dụng nhiên liệu
Nhiên liệu là các chất dễ cháy nên khi sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng cháy và chữa cháy.
Trữ lượng nhiên liệu hóa thạch có hạn và việc sử dụng loại nhiên liệu này gây ô nhiễm môi trường, nên cần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
SƠ ĐỒ TƯ DUY