Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Cánh diều — Không quảng cáo

Toán 9 cánh diều


Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Cánh diều

1. Mở đầu về bất phương trình bậc nhất một ẩn Một bất phương trình với ẩn x có dạng (hoặc ) trong đó vế trái và vế phải là hai biểu thức của cùng một biến x.

1. Mở đầu về bất phương trình bậc nhất một ẩn

Một bất phương trình với ẩn x có dạng A(x)>B(x) (hoặc A(x)<B(x),A(x)B(x),A(x)B(x)) trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.

Nghiệm của bất phương trình

Khi thay giá trị x=a vào bất phương trình với ẩn x, ta được một khẳng định đúng thì số a (hay giá trị x=a) gọi là nghiệm của bất phương trình đó.

Giải bất phương trình là tìm tất cả các nghiệm của bất phương trình đó.

Ví dụ:

Số -2 là nghiệm của bất phương trình 2x10<02.(2)10=410=14<0.

Số 6 không là nghiệm của bất phương trình 2x10<02.610=1210=2>0.

2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Định nghĩa

Bất phương trình dạng ax+b>0 (hoặc ax+b<0,ax+b0,ax+b0) với a, b là hai số đã cho và a0 được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

Ví dụ: 3x+160 ; 3x>0 là các bất phương trình bậc nhất một ẩn x.

x240 không phải là một bất phương trình bậc nhất một ẩn x vì x24 là một đa thức bậc hai.

3x2y<2 không phải là một bất phương trình bậc nhất một ẩn vì đa thức 3x2y là đa thức với hai biến x và y.

Cách giải

Bất phương trình bậc nhất một ẩn ax+b>0 (với a>0) được giải như sau:

ax+b>0ax>bx>ba.

Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là x>ba.

Bất phương trình bậc nhất một ẩn ax+b>0 (với a<0) được giải như sau:

ax+b>0ax>bx<ba.

Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là x<ba.

Chú ý: Các bất phương trình ax+b<0, ax+b0, ax+b0 với a, b là hai số đã cho và a0 được giải bằng cách tương tự.

Ví dụ: Giải bất phương trình 2x4>0

Lời giải: Ta có:

2x4>02x>0+42x>4x<4.(12)x<2

Vậy nghiệm của bất phương trình là x<2.

Chú ý: Ta cũng có thể giải được các bất phương trình dạng ax+b>cx+d;ax+b<cx+d;ax+bcx+d;ax+bcx+d bằng cách đưa bất phương trình về dạng ax+b<0, ax+b>0, ax+b0, ax+b0.


Cùng chủ đề:

Giải toán 9 bài tập cuối chương 9 trang 90, 91 Cánh diều
Giải toán 9 bài tập cuối chương 10 trang 109, 110 Cánh diều
Giải toán 9 làm quen với bảo hiểm trang 44, 45, 46 Cánh diều
Giải toán 9 mật độ dân số trang 43, 44, 45 Cánh diều
Giải toán 9 tạo đồ dùng dạng hình nón, hình trụ trang 111, 112 Cánh diều
Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Bất đẳng thức Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Căn bậc hai và căn bậc ba của số thực Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Căn thức bậc hai và căn thức bậc ba của biểu thức đại số Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Góc ở tâm, góc nội tiếp Toán 9 Cánh diều