Lý thuyết Các phương pháp tách kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Trong tự nhiên, chỉ có một số ít kim loại tồn tại ở dạng đơn chất (như vàng, bạc, platium,…) hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất trong các quặng mỏ.
1. Trạng thái tự nhiên của kim loại và quặng, mỏ kim loại
- Trong tự nhiên, chỉ có một số ít kim loại tồn tại ở dạng đơn chất (như vàng, bạc, platium,…) hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất trong các quặng mỏ.
2. Phương pháp tách kim loại
- Nguyên tắc tách kim loại là khử ion kim loại thành đơn chất: M n+ + ne M
- Tùy thuộc vào độ hoạt động hóa học của kim loại, chọn phương pháp tách kim loại phù hợp
+ Phương pháp nhiệt luyện: tách những kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu
+ Phương pháp thủy luyện: tách những kim loại hoạt động hóa học yếu
+ Phương pháp điện phân: điện phân nóng chảy (muối, oxide): tách những kim loại hoạt động hóa học mạnh; điện phân dung dịch muối: tách những kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu
3. Nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại
- Tái chế là quá trình xử lí để tái sử dụng rác thải hoặc vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành vật liệu mới mang lại lợi ích cho đời sống và sản xuất
- Tái chế kim loại từ các phế liệu đã sử dụng là một trong những giải pháp chiến lược giúp con người sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên.
- Nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại đòi hỏi quy mô, công nghệ tái chế hiện đại, chuyên nghiệp để tăng hiệu quả tái chế và bảo vệ môi trường, giải thiểu tác hại đối với sức khỏe con người.
SƠ ĐỒ TƯ DUY