Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Sự sinh sản của sinh vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chăn nuôi và trồng trọt.
I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
1. Các yếu tố môi trường:
Nhiệt độ
Ở cây lúa, lúc tạo hạt khi gặp nhiệt độ quá thấp thì hạt sẽ bị lép ... Ở động vật nhiệt độ giảm quá thấp hay tăng quá cao có thể dẫn tới ức chế khả năng sinh sản của động vật.
Ví dụ: Cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt dộ nước trên 15 độ C.
Ánh sáng
Cường độ, thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự sinh sản của sinh vật. Ở loài thực vật ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài như thanh long; có cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn như hoa đào, hoa cúc ...
Ở động vật, nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày ...
Nước
Nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật.
Chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới dự ra hoa, tỉ lệ hoa thụ phấn ...
Ví dụ: thiếu đạm thì hoa nhỏ, cấu; nhiều đạm thì cây chậm ra hoa, hạt lép.
2. Yếu tố bên trong:
Các yếu tố như độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản .. tùy theo từng loài sinh vật. Hormone là yếu tố thành gia điều hòa sinh sản ở sinh vật.
Ở thực vật, hormone điều hòa sự ra hoa, kích thích và ức chế trổ hoa ...
Ở động vật, các hormone sinh dục tác đọng hình thành trứng và tinh trùng, quy định đặc điểm giới tính ...
II. Điều khiển sinh sản ở sinh vật
1. Điều chỉnh yếu tố môi trường:
Dựa vào ảnh hưởng của hormone và các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sinh sản ở động vật, người ta chủ động điều khiển quá trình sinh sản phù hợp với mục đích trồng trọt và chăn nuôi.
Cơ chế điều hòa sinh sản ở sinh vật chủ yếu là điều hòa quá trình sinh giao tử.
Ví dụ: hormone florigen kích thích thực vật ra hoa.
Con người chủ động điều khiển sinh sản của thực vật bằng cách sự dụng hormone, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng ...
Sơ đồ tư duy các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật