Lý thuyết Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng KHTN 6 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải KHTN 6 Chân trời sáng tạo, giải bài tập SGK KHTN lớp 6 đầy đủ chi tiết Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng


Lý thuyết Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG

I. Ánh sáng của Mặt Trăng

-  Chúng ta quan sát thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.

- Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy có được là do ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng phản xạ xuống Trái Đất.

II. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

- Chúng ta thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

- Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.

- Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

- Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.

- Khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày và người ta gọi là Tuần Trăng.

- Hình ảnh Mặt Trăng ta quan sát được trong các Tuần Trăng là giống nhau.

Sơ đồ tư duy về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo


Cùng chủ đề:

Giải phần mở đầu - KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Giới thiệu về Khoa học tự nhiên KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Không khí và bảo vệ môi trường không khí KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Biến dạng của lò xo. Phép đo lực KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Lực hấp dẫn và trọng lượng KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Lực ma sát KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc KHTN 6 Chân trời sáng tạo