Lý thuyết Điện thế - Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Điện thế tại một điểm trong điện trường Mối liên hệ giữa điện thế và cường độ điện trường
BÀI 20: ĐIỆN THẾ
I. Điện thế tại một điểm trong điện trường
- Điện thế tại một điểm trong điện trường được xác định bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó (đơn vị là vôn hoặc kV), V = A/q, 1 kV = 1000 V.
- Điện thế có giá trị đại số, phụ thuộc vào dấu của công A và điện tích q.
- Mốc điện thế thường được chọn là vô cực hoặc bản nhiễm điện âm trong điện trường đều, và mặt đất trong thực tế.
- Hiệu điện thế U MN được đo là hiệu giữa điện thế tại hai điểm M và N (đơn vị vôn), U MN = V M -V N
- Cả điện thế và thế năng đều có đơn vị vôn.
II. Mối liên hệ giữa điện thế và cường độ điện trường
- Trong điện trường, để dịch chuyển một điện tích q từ điểm N tới điểm M ngược chiều điện trường, cần cung cấp một lực ít nhất bằng với lực điện và ngược chiều. Công ta bỏ ra có độ lớn bằng nhưng trái dấu với công của lực điện trường.
- Điện thế là đại lượng gắn với điện trường, còn thế năng điện là đại lượng gắn với điện tích đặt trong điện trường.
- Công A sử dụng để dịch chuyển điện tích q từ vô cực về điểm M trong công thức (20.1) chính bằng thế năng điện W của điện tích q đặt tại M trong điện trường, và hai đại lượng này liên hệ với nhau bởi công thức W M = Vq.
- Trong điện trường đều, chiều của vectơ cường độ điện trường E hướng theo chiều giảm của điện thế. Độ lớn cường độ điện trường bằng độ giảm của điện thế dọc theo một đơn vị độ dài đường sức. E M = E N = E= U/d = (V M -V N )/MN
- Công thức (20.5) vẫn áp dụng được trong trường hợp hai điểm M và N ở gần nhau trong điện trường bất kì.
- Cường độ điện trường tại một điểm M bằng thương của hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trên một đoạn nhỏ đường sức chia cho độ dài đại số của đoạn đường sức đó.
Sơ đồ tư duy về “Điện thế”