Lý thuyết dinh dưỡng Nito ở thực vật (tiếp) sinh học 11 — Không quảng cáo

Giải bài tập sinh học 11, Sinh lớp 11 - Để học tốt sinh học 11 Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật(tiếp)


Lý thuyết dinh dưỡng Nito ở thực vật (tiếp) sinh học 11

Lý thuyết dinh dưỡng Nito ở thực vật (tiếp) sinh học 11 ngắn gọn đầy đủ, hay nhất

Dinh dưỡng Nito ở thực vật (tiếp)

I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ ĐỐI VỚI THỰC VẬT

1. Vai trò sinh lí của nitơ đối với thực vật

- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH 4 + và NO 3 - . Trong cây NO 3 - được khử thành NH 4 + .

- Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:

+ Vai trò chung: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt

+ Vai trò cấu trúc: Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP… Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng → Dấu hiệu khi cây thiếu Nitơ là cây sinh trưởng kém, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá; thừa N, cây phát triển quá nhanh, dễ lốp, đổ.

+ Vai trò điều tiết: Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.

→ Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng

2. Nguồn cung cấp nitơ cho cây

II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ NITƠ Ở THỰC VẬT

Sự đồng hoá Nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:

1. Quá trình khử nitrat (NO 3 - )

- Là quá trình chuyển hoá NO 3 - thành NH 4 + , có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá diễn ra qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: NO 3 - (nitrat) được khử thành NO 2 - (nitrit), được xúc tác bởi enzim nitrat reductaza.

NO 3 -­­ + NAD(P)H + H + + 2e - → NO 2 - + NAD(P) + + H 2 O

  • Giai đoạn 2: NO 2 - (nitrit) được khử thành NH 4 + (amoni) được xúc tác bởi enzim nitrit reductaza.

NO 2 - + 6 Feredoxin khử + 8H + + 6e - → NH 4 + + 2H 2 O

- Điều kiện cho quá trình khử nitrat:

  • Có các enzim đặc hiệu xúc tác cho các phản ứng
  • Có các lực khử mạnh

- Ý nghĩa: hạn chế sự tích lũy nitrat trong các bộ phận của cây

2. Quá trình đồng hoá NH 4 + trong mô thực vậ t

Theo 3 con đường:

* Amin hoá trực tiếp các axit xêto tạo axit amin:

Axit xêto + NH 4 + → Axit amin.

Vd: Axit α- xetoglutaric + NH 4 + + NADH 2 → Axit glutamic + H 2 O + NAD +

* Chuyển vị amin:

Axit amin + axit xêto → axxit amin mới + axit xêto mới

Vd: Axit glutamic + Axit piruvic → Alanin + Axit α- xetoglutaric

*Hình thành amit: Là con đường liên kết phân tử NH 3 với axit amin đicacboxilic.

Axit amin đicacboxilic + NH 4 + → amit

Vd: Axit glutamic + NH 4 + → Glutamin

→ Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng

+ Đó là cách giải độc NH 3 tốt nhất (NH 3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)

+ Amit là nguồn dự trữ NH 3 cho quá trình tổng hợp a. amin khi cần thiết.


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp
Lý thuyết Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) sinh học 11
Lý thuyết Hô hấp ở động vật sinh học 11
Lý thuyết Quang hợp và năng suất cây trồng sinh học 11
Lý thuyết Tuần hoàn máu
Lý thuyết dinh dưỡng Nito ở thực vật (tiếp) sinh học 11
Lý thuyết dinh dưỡng Nito ở thực vật sinh học 11
Lý thuyết quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM sinh học 11
Lý thuyết quang hợp ở thực vật sinh học 11
Lý thuyết thoát hơi nước sinh học 11
Lý thuyết tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) sinh học 11