Lý thuyết đời sống người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc Lịch sử và Địa Lý 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết đời sống người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
I. Đời sống vật chất
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước. Họ dùng lưỡi cày, lưỡi hái, rìu, cuốc,.. bằng đồng làm công cụ sản xuất, cùng với các đồ dùng phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt như thạp đồng, thau, chậu, bình gốm,.
- Ngoài ra, họ còn biết trồng dân nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,…
- Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển. Nghề luyện kim phát triển cao, nhiều người chỉ chuyên làm nghề đúc đồng, rèn sắt.
- Do nghề dệt phát triển, cư dân Âu Lạc đã mặc nhiều loại vải may từ sợi đay, tơ tằm,…
- Cư dân Văn Lang sử dụng thạp đồng và muôi đồng để đựng gạo.
II. Đời sống tinh thần
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các bị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,… Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền,…
- Họ có khiếu thẩm mĩ như nhuộm răng, xăm mình. Họ xăm mình không chỉ để tránh bị thủy quái làm hại mà còn lại một cách làm đẹp, phong tục này còn được duy trì đến ngày nay.
- Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa hợp với tự nhiên. Trong những ngày lễ hội họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền,…
ND chính
ND Chính: - Đời sống vật chất cư dân Văn Lang, Âu Lạc - Đời sống tinh thần Đời sống tinh thần |
Sơ đồ tư duy đời sống người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc