Lý thuyết phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống_CTST
Bài 2. Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ VÀ TRONG ĐỜI SỐNG
I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
- Vai trò:
+ Giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
+ Rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,…
- Để sử dụng hiệu quả bản đồ, cần tiến hành:
+ Xác định yêu cầu, mục đích việc sử dụng bản đồ.
+ Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.
+ Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác từng nội dung.
+ Hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, đồng thời phải biết phát huy tư duy không gian.
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG
- Bản đồ được sử dụng trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội: sinh hoạt hàng ngày; sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay các dự án; quân sự.
- Cách sử dụng bản đồ trong 1 số hoạt động đời sống:
* Xác định vị trí
- Đối với bản đồ truyền thống: xác định vị trí địa lí của 1 người/vật/địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến => tọa độ địa lí và vị trí.
- Đối với bản đồ số: việc xác định vị trí phải dựa vào GPS.
* Tìm đường đi
- Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh cần tìm.
- Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
- Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.
* Tính khoảng cách địa lí
Cách tính:
- Đo khoảng cách giữa 2 địa điểm trên bản đồ.
- Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực tế.