Lý thuyết về ngoại lực
Bài 7. Ngoại lực
BÀI 7. NGOẠI LỰC
I. NGOẠI LỰC
- Khái niệm: là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: bức xạ Mặt Trời.
- Các tác nhân ngoại lực: nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy, nước ngầm, băng hà, …
- Hệ quả: Biến đổi các dạng địa hình, san bằng địa hình, hình thành những dạng địa hình mới.
- Các quá trình ngoại lực: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
1. Quá trình phong hóa
- Phong hóa là quá trình phá hủy đá, khoáng vật dưới tác dụng của các nhân tố ngoại lực.
- Các quá trình phong hóa:
2. Quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
- Quá trình bóc mòn: Bóc mòn là quá trình chuyển rời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực. Tùy nhân tố, mà có nhiều tên gọi khác nhau:
+ Xâm thực: là quá trình bóc mòn do nước chảy tạo nên các rãnh nông; mương xói, khe rãnh xói mòn; các thung lũng sông, suối; các vịnh hẹp băng hà, cao nguyên băng hà, đá lưng cừu,...
+ Mài mòn: là quá trình bóc mòn do sóng biển, tạo nên các dạng địa hình hàm ếch, nền mài mòn,...
+ Thổi mòn: là quá trình bóc mòn do gió, gió cuốn theo các hạt cát, đập mạnh vào bề mặt đá, phá hủy đá, tạo nên các cột đá, nấm đá,... Quá trình này thường diễn ra ở các vùng khô hạn.
- Quá trình vận chuyển: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Vận chuyển có thể xảy ra do mưa lớn, nước chảy, gió thổi, băng hà.
+ Có hai hình thức vận chuyển: vật liệu nhỏ hòa tan hoặc trôi theo dòng nước, gió; vật liệu lớn, nặng lăn trên bề mặt dốc.
- Quá trình bồi tụ: là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy. Dựa vào tác nhân bồi tụ, có thể chia ra:
+ Bồi tụ do băng hà, hình thành đồi băng tích, cánh đồng băng tích,...
+ Bồi tụ do nước: các bãi bồi ven sông, đồng bằng châu thổ.
+ Bồi tụ do gió: tạo nên các đồi cát, cồn cát, cao nguyên hoàng thổ,...
+ Bồi tụ do sóng hoặc dòng biển: bãi biển, cồn cát ngầm, doi cát,...