Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang - Vật Lí 11 Cánh diều
Sóng dọc Sóng ngang
BÀI 2: SÓNG DỌC VÀ SÓNG NGANG
I. Sóng dọc
1. Mô tả sóng dọc
- Sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng được gọi là sóng dọc
2. Sóng âm
- Sóng âm có cùng tần số với nguồn âm. Sóng âm mà con người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz
- Sóng âm có thể truyền trong các chất rắn, lỏng, khí nhưng không truyền được trong chân không
- Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc. Trong chất rắn sóng âm gồm cả sóng dọc và sóng ngang
II. Sóng ngang
1. Mô tả sóng ngang
- Sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang
2. Sóng điện từ
- Sóng điện từ là sự lan truyền của điện trường biến thiên và từ trường biến thiên trong không gian
- Trong quá trình truyền sóng, cường độ điện trường và cường độ điện trường biến thiên theo các phương vuông góc với nhau và cùng vuông gốc với phương truyền của sóng. Do đó sóng điện từ là sóng ngang
- Sóng điện từ có thể truyền qua cả chân không. Trong chân không các sóng điện từ truyền với tốc độ ánh sáng, xấp xỉ 300 000 km/s
- Mắt người quan sát được các bức xạ có tần số từ khoảng 4.10 14 đến 8.10 14 Hz nên bức xạ thuộc miền này được gọi là ánh sáng nhìn thấy
- Thang sóng điện từ được chia thành các miền theo bậc độ lớn của tần số hoặc bước sóng
Sơ đồ tư duy về “Sóng dọc và sóng ngang”