Lý thuyết Sóng dừng - Vật Lí 11 Cánh diều
Hiện tượng sóng dừng trên dây Giải thích sự tạo thành sóng dừng Đo tốc độ truyền âm
BÀI 4. SÓNG DỪNG
I. Hiện tượng sóng dừng trên dây
- Hiện tượng xuất hiện các điểm đứng yên ở những vị trí xác định khi đang có sóng lan truyền được gọi là hiện tượng sóng dừng
- Những điểm đứng yên được gọi là nút sóng
- Những điểm chính giữa hai nút sóng là những điểm dao động với biên độ lớn nhất được gọi là bụng sóng II. Giải thích sự tạo thành sóng dừng
- Xét sự truyền sóng trên lò xo đàn hồi AB có đầu B được gắn cố định. Cầm đầu tự do A của lò xo đưa lên xuống để gây ra một biến dạng cho lò xo. Biến dạng này truyền dọc theo lò xo đến B thì bị đổi chiều và truyền ngược lại
Sóng được truyền từ nguồn phát đến vật cản được gọi là sóng tới, sóng được truyền ngược lại từ vật cản được gọi là sóng phản xạ
- Những điểm xác định đứng yên do sóng tới và sóng phản xạ ở điểm đó ngược pha nên triệt tiêu lẫn nhau. Đó là vị trí các nút sóng
- Bụng sóng dao động với biên độ lớn nhất do sóng tới và sóng phản xạ ở điểm đó đồng pha nên tăng cường lẫn nhau
- Chính giữa hai nút sóng liên tiếp là vị trí bụng sóng nên khoảng cách giữa bụng sóng và nút sóng gần nhất bằng một phần tư bước sóng
- Điều kiện để có sóng dừng trên dây
Trường hợp sợi dây có hai đầu cố định
\(L = k\frac{\lambda }{2}\) (k=1, 2, 3, …)
Trường hợp sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do
\(L = (2k + 1)\frac{\lambda }{4}\) (k=0, 1, 2, …)
III. Đo tốc độ truyền âm
- Hiện tượng sóng dừng được ứng dụng để đo tốc độ truyền âm trong ống cộng hưởng
Sơ đồ tư duy về “Sóng dừng”