Lý thuyết Tinh bột và cellulose - Hóa 12 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Hóa 12 ctst, giải hóa 12 chân trời sáng tạo


Lý thuyết Tinh bột và cellulose - Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Tinh bột là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nống tạo thành hồ tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt

1. Trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của tinh bột, cellulose

- Tinh bột là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nống tạo thành hồ tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt

- Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.

Công thức cấu tạo của tinh bột và cellulose

1. Tinh bột

Tinh bột có công thức phân tử là (C 6 H 10 O 5 ) n

Tinh bột gồm amylose và amylopectin.

+ Amylose là polymer dạng mạch dài, không nhánh, xoắn lại, được tạo thành từ các đơn vị \(\alpha \)- glucose

Liên kết với nhau bằng liên kết \(\alpha \)- 1,4 – glycoside.

+ Amylopectin là polymer dạng mạch phân nhánh. Mỗi mạch nhánh gồm một số đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết \(\alpha \)- 1,4 – glycoside. Mạch nhánh liên kết với mạch chính bằng liên kết \(\alpha \)- 1,6 – glycoside.

2. Cellulose

Công thức phân tử của cellulose là (C 6 H 10 O 5 ) n . Khác với tinh bột, phân tử cellulose tạo bởi nhiều đơn vị \(\beta \)- glucose, nối với nhau qua liên kết \(\beta \)- 1,4 – glycoside, tạo thành chuỗi dài, không phân nhánh

2. Tính chất hóa học cơ bản của tinh bột và cellulose

Tính chất hóa học của tinh bột

1. Phản ứng với iodine

Phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo thành hợp chất có màu xanh tím. Quá trình này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iodine và ngược lại.

2. Phản ứng thủy phân

Phản ứng thủy phân tinh bột xảy ra khi có xúc tác acid (hoặc enzyme) và diễn ra qua nhiều giai đoạn. Các giai đoạn trung gian tạo thành dextrin (C 6 H 10 O 5 ) x ( x < n) và maltose. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là glucose

Tính chất hóa học của cellulose

1. Phản ứng thủy phân

Cellulose bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch acid vô cơ hoặc có mặt enzyme cellulase (thường có trong dạ dày động vật ăn cỏ). Sản phẩm cuối cùng nhận được khi thủy phân cellulose là glucose

2. Phản ứng với nitric acid

Các nhóm hydroxy trong các đơn vị glucose trong phân tử cellulose trong phản ứng với dung dịch nitric acid đặc khi có mặt dung dịch sulfuric acid đặc, tạo ra các sản phẩm như cellulose trinitrate, cellulose dinitrate tùy thuộc vào điều kiện phản ứng

3. Tác dụng với nước Schweizer

Cellulose không tan trong nước nhưng tan trong nước Schweizer (dung dịch chứa phức chất của ion Cu 2+ với ammonia).

SƠ ĐỒ TƯ DUY


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Protein và enzyme - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Saccharose và maltose - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Thế điện cực và nguồn điện hóa học - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Tinh bột và cellulose - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Xà phòng và chất giặt rửa - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Đại cương về polymer - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo