Lý thuyết trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải khoa học tự nhiên 7, soạn sgk khtn lớp 7 kết nối tri thức với cuộc sống


Lý thuyết trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơn ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn vào?

I. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật:

Động vật thu nhận thức ăn từ môi trường ngoài qua hoạt động ăn và uống.

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất phức tạp trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được bằng hoạt động tiêu hóa và thải các chất dư thừa qua hậu môn.

II. Nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi nước ở động vật:

Động vật cần nước để duy trì sự sống. Nhu cầu nước của mỗi cá thể là khác nhau dựa theo loài, tuổi, đặc điểm sinh học ...

Ví dụ: một con voi cần uống 160 - 300 lít nước mỗi ngày, trong khi dó loài chuột nhảy Bắc Mỹ chri cần lấy nước từ thức ăn.

Nước và các chất thải được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi.

Nước tiểu được tạo ra từ quá trình lọc máu ở thận. Vì nước luôn có sự đào thải ra khỏi cơ thể nên việc bổ sung nước vô cùng quan trọng.

III. Sự vận chuyển các chất ở động vật:

Các tế bào và cơ quan trong cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi chất dinh dưỡng và oxygen. Các chất này được vận chuyển bởi hệ tuần hoàn.

Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Trong đó, vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu tới phổi để lấy O2, thải CO2 và trở về tim (máu đỏ tươi.)

Vòng tuần hoàn lớn đưa máu đỏ tươi đi cung cấp cho từng cơ quan của cơ thể và trở lại là máu đỏ thẫm đi về tim.

IV. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn:

1. Nguy cơ thiếu hoặc thừa dinh dưỡng:

Nếu cơ thể bị thiếu hụt một chất nào đó, cơ thể không thể hoạt động bình thường.

Một số chất dinh dưỡng khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều cũng gây ra những hậu quả không tốt. Ăn nhiều thức ăn chứa đường và vệ sinh răng miệng không đúng cách làm răng bị sâu ...

2. Vệ sinh ăn uống:

Các tác nhân có thể gây hại cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa bao gồm: vi khuẩn, nấm trong thức ăn bị ôi thiu; giun, sán sống kí sinh trong ruột ...

Ta có thể giữ vệ sinh ăn uống qua các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện như sau:

Sơ đồ tư duy Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật:


Cùng chủ đề:

Lý thuyết quang hợp ở thực vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết sinh sản hữu tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết sinh sản vô tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết trao đổi khí ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
Lý thuyết vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Đo tốc độ - Khoa học tự nhiên 7
Lý thuyết Đồ thị quãng đường - Thời gian - Khoa học tự nhiên 7