Lý thuyết về quy luật địa đới và phi địa đới
Bài 15. Quy luật địa đới và phi địa đới
Bài 15. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
1. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI
- Khái niệm:
+ Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần từ nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).
+ Nguyên nhân: Do Trái Đất có hình cầu nên góc nhập xạ có sự thay đổi từ xích đạo về hai cực, gây nên sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên.
- Biểu hiện:
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất (từ xích đạo về cực lần lượt là nóng, ôn hòa, lạnh, băng tuyết vĩnh cửu).
+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất.
+ Các đới khí hậu:
+ Các nhóm đất và kiểu thực vật chính.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Hiểu được tính quy luật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.
2. QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
a. Khái niệm
- Quy luật phi địa đới là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.
- Nguyên nhân: do các quá trình nội lực tạo ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao. Các thành phần tự nhiên ở bờ đông và bờ tây lục địa, ở độ cao khác nhau sẽ có những đặc điểm không giống nhau.
b. Biểu hiện
- Theo kinh độ (quy luật địa ô)
+ Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần và cảnh quan địa lí theo kinh độ.
+ Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên thay đổi từ đông sang tây. Càng gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng.
- Theo độ cao (quy luật đai cao)
+ Quy luật đai cao là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.
+ Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố của các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao.
c. Ý nghĩa thực tiễn
- Hiểu biết về quy luật phi địa đới cho phép xác định được các định hướng chung, biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày.
- Quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và tác động lẫn nhau. Tuy nhiên, quy luật nào phát huy mạnh hơn, chi phối thiên nhiên nhiều hơn sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.