Mồ Côi xử kiện trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 cánh diều, tập đọc lớp 5 Bài 8. Có lí có tình


Mồ Côi xử kiện trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

Theo em, ở mỗi tình huống sau, chúng ta nên giải quyết như thế nào?

Chia sẻ 1

Trả lời câu hỏi 1 Chia sẻ trang 104 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Theo em, ở mỗi tình huống sau, chúng ta nên giải quyết như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào tình huống em đã gặp để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

1, Mẹ dặn hai anh em chơi chung với nhau hoặc cất gấu đi dọn cơm

2, Khi các bạn xảy ra tranh chấp, chúng ta nhờ những bạn xem bóng cùng phân xử

3, Khi xảy ra hiện tượng chen ngang, chúng ta nhắc nhở họ phía sau họ vẫn còn hàng và mời họ về xếp hàng vào chỗ cuối

Chia sẻ 2

Trả lời câu hỏi 2 Chia sẻ trang 104 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Tìm thêm những tình huống tương tự các tình huống ở bài tập 1 và nêu ý kiến của em về cách giải quyết.

a, Những người liên quan tự hòa giải với nhau.

b, Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai.

Phương pháp giải:

Dựa vào tình huống em đã gặp để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a, Những người liên quan tự hòa giải với nhau: hai bà hàng xóm xích mích nhau vì chuyện đổ rác thì hai bác có thể nhường nhịn nhau và phân chia cố định nơi đổ rác.

b, Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai: tình huống xảy ra va chạm giao thông giữa xe ô tô và xe máy cần gọi công an đến xử lí và giải quyết

Nội dung bài đọc

Câu chuyện kể về một buổi xử kiện của Mồ Côi - một người công tâm, nhanh nhẹn vì vậy chàng đã giúp được bác nông dân không bị mất tiền oan mà còn dạy bác chủ quán bài học không được tham lam.

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 104 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Mồ Côi xử kiện

Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn, công tâm, nên được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.

Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:

– Bác này vào quán của tôi hít mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền nên tôi kiện bác ấy.

Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:

– Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ tôi không mua gì cả

Mồ Côi bảo:

– Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quân không?

Bác nông dân đáp.

- Thưa có.

Mỗ Côi nói:

- Nếu bác đã hít mùi thức ăn thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?

- Hai mươi đồng.

Bác đưa hai mươi đồng đây thì tôi phân xử cho! – Mồ Côi bảo.

Bác nông dân giãy nảy:

- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quần đầu mà phải trả tiền?

– Bác cứ đưa tiền đây.

Bác nông dân ấm ức:

– Nhưng tôi chỉ có hai đồng.

– Cũng được.

Mồ Côi thân nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cải bắt, rồi úp một cái bắt khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:

– Bậc hãy xộc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ - quân, ông hãy nghe nhé!

Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cử làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phân:

- Bác này đã bồi thường cho chủ quân đủ số tiền. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.

Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. Bác nông dân thở phào nhẹ nhôm, còn ông chủ quân đành lẳng lặng ra về, không dám kêu ca gì.

Truyện dân gian dân tộc Nùng

Vì sao Mồ Côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Mồ Côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện vì chàng nhanh nhẹn và công tâm

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 104 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Đòi hỏi của người chủ quán vô lí như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đòi hỏi của người chủ quán vô lí vì chỉ ngửi mùi thức ăn cũng phải trả tiền

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 104 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Em có nhận xét gì về cách phân xử của chàng Mồ Côi?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách phân xử của chàng Mồ Côi rất công bằng và sáng tạo. Bác nông dân ngửi mùi thức ăn thì trả cho ông chủ bằng 10 lần xóc 2 đồng để đủ 20 đồng cho ông chủ nghe tiếng.

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc trang 104 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán học được bài học gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán học được bài học ở đời không nên quá tham lam và sống có tình nghĩa

Bài đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc trang 104 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?

a, Gậy ông đập lưng ông

b, Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

c, Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ phù hợp với nội dung câu chuyện: Vỏ quýt dày có móng tay nhọn


Cùng chủ đề:

Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết) trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn) trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Thực hành viết) trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc( Tìm ý, sắp xếp ý) trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Mầm non trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Mồ Côi xử kiện trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Mở rộng vốn từ: An ninh, an toàn trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Mở rộng vốn từ: Học hành trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi trang 46 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Muôn màu cuộc sống trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Muôn sắc hoa tươi trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều