Nặng hơn, nhẹ hơn — Không quảng cáo

Giải Toán 2 CTST, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 6: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000


Nặng hơn, nhẹ hơn

Nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau? Hộp nào nặng nhất?

Bài 1

Nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau ?

Phương pháp giải:

Quan sát tranh, bên cầu bập bênh nào thấp hơn thì bạn ngồi trên đó nặng hơn.

Từ đó em xác định các bạn nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau cho thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Bạn nữ nặng hơn bạn nam.

b) Bạn nam nặng hơn bạn nữ.

c) Hai bạn nặng bằng nhau.

Bài 2

Nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau ?

Phương pháp giải:

Em quan sát các vật trong hình vẽ và thực tế rồi viết nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau cho thích hợp vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

a) Quả bóng bay nhẹ hơn quả dưa hấu.

b) Hai chú gấu bông nặng bằng nhau .

c) Quả bóng nặng hơn quả cầu.

d) Cái búa nặng hơn cuộn giấy.

Bài 3

Hộp nào nặng nhất?

Phương pháp giải:

Quan sát tranh, em xác định mỗi hộp quà nặng bằng mấy quả cân.

Từ đó em tìm được hộp quà nặng nhất.

Lời giải chi tiết:

Hộp quà màu xanh nặng bằng  3 quả cân.

Hộp quà tím nặng bằng 5 quả cân.

Hộp quà màu kem nặng bằng 4 quả cân.

Vậy hộp quà màu tím nặng nhất.


Cùng chủ đề:

Giờ, phút, xem đồng hồ
Hình tứ giác
Khối trụ - Khối cầu
Ki - Lô - Gam
Ki - Lô - Mét
Nặng hơn, nhẹ hơn
Ôn tập các số trong phạm vi 1000
Ôn tập phép cộng và phép trừ
Ôn tập phép nhân và phép chia
Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000
Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000