Nếu hành vi chấp hành luật giao thông là một nét đẹp văn hóa, thì văn hóa giao thông cần phải được xây dựng và bồi đắp ra sao? - Ngữ Văn 12 — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Nghị luận về các vấn nạn xã hội


Nếu hành vi chấp hành luật giao thông là một nét đẹp văn hóa, thì văn hóa giao thông cần phải được xây dựng và bồi đắp ra sao? - Ngữ Văn 12

Trong đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đến năm 2010” được Chính phủ phê duyệt, đã xác định mục tiêu “Xây dựng các quy tắc đi lại văn minh và đưa các tiêu chí về an toàn giao thông vào tiêu chuẩn gia đình văn hóa”.

Trong đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đến năm 2010” được Chính phủ phê duyệt, đã xác định mục tiêu “Xây dựng các quy tắc đi lại văn minh và đưa các tiêu chí về an toàn giao thông vào tiêu chuẩn gia đình văn hóa”. Hà Nội và một số địa phương đã bắt đầu đề cập việc xây dựng văn hóa giao thông như một giải pháp vừa cấp thiết vừa có ý nghĩa cơ bản, bảo đảm sự bền vững đối với lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Song nội dung văn hóa giao thông có phạm vi rất rộng, vấn đề đặt ra là nên bắt đầu từ những tiêu chí cụ thể nào?

Ai cũng biết, ít có lĩnh vực nào mà sự tiếp xúc giữa con người với nhau lại diễn ra trong dạng động, trên quy mô lớn, phạm vi rộng và liên tục như hoạt động giao thông. Đã có rất nhiều quy định bắt buộc hoặc chỉ dẫn người tham gia giao thông về hành vi, thái độ ứng xứ bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội.

Trong đó, nhiều tiêu chí văn hóa giao thông đã được “luật hóa" thông qua các quy định bằng văn bản, hệ thống biển báo và tín hiệu giao thông. Điều đó có nghĩa là ý thức tự giác chấp hành đúng các quy tắc giao thông đã cơ bản thể hiện văn hóa trong giao thông...

Tuy nhiên, các quy tắc không thể bao quát hết những vấn đề cuộc sống đang đặt ra. Hơn nữa, trong từng giai đoạn, cần nhấn mạnh một số tiêu chí phù hợp bối cảnh thực tiễn.

Theo chúng tôi, trước mắt về “xây", nên tập trung vào các nội dung: nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, người lái ô tô, trước hết là đội ngũ lái xe khác: định hình thói quen ngồi lên mô tô, xe máy là đội mũ bảo hiểm; tự kiềm chế không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện...

Về “chống”, trước hết cần chống hành vi đối phó. Bởi vì, hành vi “đối phó” (chỉ cho xe chạy đúng tốc độ khi biết có cảnh sát giao thông ở phía trước, đút tiền cho người thi hành công vụ đề tránh bị phạt, ngồi trên mô-tô, xe máy buổi tối không đội mũ bảo hiểm hoặc chỉ đội mũ bảo hiểm khi đến gần chốt kiếm tra rất dễ “lây lan”, làm giảm hiệu lực của một số quy định dùng và gây ảnh hưởng không tốt đối với những người tham gia giao thông khác.

Khắc phục hành vi “đối phó" cũng rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng môi trường giao thông văn hóa, trong đó có nội dung “người vi phạm tự mình biết hổ thẹn và bị người chung quanh phê phán” dù chỉ bằng ánh mắt hoặc cái lắc đầu bày tỏ thái độ không đồng tình.


Cùng chủ đề:

Nét đặc trưng của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố trong bút kí Ai đặt tên cho dòng sông?
Nêu cảm nghĩ về nhân vật tôi, Dũng, những thanh niên Hà Nội trong tác phẩm Một người Hà Nội
Nêu cảm nhận của em về hình tượng Lor - Ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor - Ca - Thanh Thảo
Nêu lên vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ
Nêu suy nghĩ về hai ý kiến về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
Nếu hành vi chấp hành luật giao thông là một nét đẹp văn hóa, thì văn hóa giao thông cần phải được xây dựng và bồi đắp ra sao? - Ngữ Văn 12
Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Vợ Nhặt”
Nghĩ gì về hiện tượng môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng ở nước ta hiện nay - Ngữ Văn 12
Nghĩ về nhân cách, phẩm giá - Ngữ Văn 12
Nghị Luận Xã Hội: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời - Ngữ Văn 12
Nghị luận câu "Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”