Người trí thức yêu nước trang 86 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 cánh diều, tập đọc lớp 3 Bài 7: Khối óc và bàn tay


Người trí thức yêu nước trang 86 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào? Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào? Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì? Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?

Nội dung

Bài đọc ca ngợi tài năng, sự tận tụy và lòng yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ.

Phần I

Bài đọc:

Người trí thức yêu nước

Năm 1949, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật. Nhờ va li nấm này, ông đã chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa thương cho binh.

Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận chống Mỹ cứu nước. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuộc đầu tiên. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao. Những giữa lúc ấy, một trận bom của địch đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy của chúng ta.

Theo ĐỨC HOÀI

Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn 1 của bài đọc.

Lời giải chi tiết:

Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.

Câu 2

Câu 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang rất về quý giá. Nhờ va li nấm này, ông đã chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa thương cho binh.

Câu 3

Câu 3: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên rằng ông rất dũng cảm, ông biết hy sinh bản thân vì người khác.

Câu 4

Câu 4: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những đóng góp rất đáng quý của bác sĩ Đặng Văn Ngữ trong hai cuộc kháng chiến là:

- Gây được nấm pê-ni-xi-lin để làm ra thuốc chữa trị cho thương binh.

- Chế tạo thành công thuốc chống sốt rét đổ giúp cho đồng bào và chiến sĩ phòng bệnh và chữa bệnh.

- Ông đã hi sinh trong bom đạn của kẻ thù.

Phần III

Luyện tập:

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:

a) Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản.

b) Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.

c) Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ chỉ thời gian trong các câu sau là:

a) Năm 1943 , bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản.

b) Năm 1967 , lúc đã gần 60 tuổi , ông lại lên đường ra mặt trận.

c) Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.

Câu 2

Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ:

a) Chỉ nghề nghiệp: bác sĩ,...

b) Chỉ hoạt động của nghề nghiệp: nghiên cứu,...

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) Chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư,...

b) Chỉ hoạt động của nghề nghiệp: nghiên cứu, dạy học, xây nhà, làm đường, thiết kế nhà cửa,...


Cùng chủ đề:

Nghe - Viết: Trong đêm bé ngủ trang 53 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Nghệ sĩ nhỏ trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Người chạy cuối cùng trang 104 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Người chiến sĩ trang 78 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Người hồi sinh di tích trang 112, 113 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Người trí thức yêu nước trang 86 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Ngưỡng cửa trang 46, 47 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Nhà rông trang 77, 78 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Nhận và gọi điện thoại trang 48 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Nhập gia tùy tục trang 105 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Nhớ - Viết: Bận trang 75 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều