Nhận và gọi điện thoại trang 48 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Đọc và trả lời câu hỏi. Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên? Chọn ý đúng. Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng. Cùng bạn đóng vai gọi điện thoại hỏi thăm hoặc chúc mừng một người thân.
Câu 1
Trao đổi:
NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI
Đọc và trả lời câu hỏi:
Điện thoại
Đang học bài, Tuấn bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Chưa tới hồi chuông thứ ba, em đã đến bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp vào tai:
- Cháu là Tuấn đây ạ.
Ở đầu dây đằng kia là giọng nói ấm áp của ông ngoại:
- Chào cháu! Ông đây!
- Cháu chào ông ạ! Ông ơi, ông có khỏe không?
- Ông khỏe. Ông gọi để nhắc mẹ cháu đưa em Kem đi tiêm phòng.
- Vâng ạ. Cháu sẽ ghi lại. Lát nữa bố mẹ về, cháy sẽ nhắc ngay.
Rồi Tuấn nhanh nhảu khoe:
- Ông ơi, cháu được cô giáo khen vì làm bài sáng tạo.
- Ồ, cháu của ông giỏi quá! Ông chúc mừng cháu nhé!
- Cháu cảm ơn ông.
- Ông chào cháu!
- Cháu chào ông ạ!
LÊ MINH
a) Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên? Chọn ý đúng:
- Vì Tuấn chưa biết ai gọi điện thoại cho mình.
- Vì Tuấn chưa biết người gọi điện thoại muốn nói chuyện gì.
- Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.
b) Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng:
- Nói năng lễ phép.
- Nói ngắn gọn.
- Nói thật to.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên:
- Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.
b) Cách nói trên điện thoại có điểm khác cách nói chuyện bình thường là:
- Nói năng lễ phép.
Câu 2
Cùng bạn đóng vai gọi điện thoại hỏi thăm hoặc chúc mừng một người thân.
a) Phân vai: người gọi điện, người nhận điện.
b) Các vai thực hiện việc phù hợp:
- Nhấn số để gọi.
- Nói lời hỏi thăm hoặc chúc mừng.
- Nói lời đáp.
c) Đổi vai sau mỗi cuộc điện thoại.
Phương pháp giải:
Em thực hành cùng bạn theo yêu cầu của đề bài.
Lời giải chi tiết:
Em cùng các bạn cùng hoàn thành tại lớp.