Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị


Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)

Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Đình Chú (1929), quê tại Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An.

2. Sự nghiệp

- Năm 1984, ông được phong học hàm Phó giáo sư và năm 1991 được phong học hàm Giáo sư.

- Từ 07/1954 – 07/2003, ông là giảng viên và nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thuộc khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

- Sau 2003 về hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia nghiên cứu, giảng dạy (cao học, nghiên cứu sinh), và hướng dẫn các luận án.

- GS. Nguyễn Đình Chú đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì năm 1980 và Huân chương Lao động hạng nhì năm 1998, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1998.

- Một số công trình chính đã xuất bản: Văn thơ Phan Bội Châu, Văn thơ Tản Đà, Văn thơ Trần Tế Xương, Giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam, Cương quốc công Nguyễn Xí; Tộc phả – Di huấn – Phụ lục…

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Đình Chú:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Theo Nguyễn Đình Chú, Tuyển tập, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012

b. Tóm tắt

Văn bản được viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến bàn thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" của mình.

c. Bố cục

+ Phần 1 (từ đầu - có điều cần nói thêm): Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

+ Phần 2 (tiếp - nội dung tác phẩm là như thế): Phân tích nét đặc sắc trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

+ Phần 3 (còn lại): Tổng kết lại vấn đề

d. Thể loại

Văn bản nghị luận

e. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Tác phẩm trình bày ý kiến của mình vừa chủ quan vừa mang tính khách quan khi nhìn nhận lại truyện "Chuyện người con gái Nam Xương". Cho chúng ta những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo về cái nhìn mới lạ.

b. Giá trị nghệ thuật

Lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

Sở đồ tư duy về tác giả Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương":


Cùng chủ đề:

Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)
Nhật kí đô thị hóa (Mai Văn Phấn)
Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
Nhớ rừng (Thế Lữ) 9
Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) (UNICEF Việt Nam)
Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ
Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)
Ông lão bên chiếc cầu (Hê - Minh - Uê)
Phân tích bài "Khóc Dương Khuê" (Hoàng Hữu Yên)
Phạm Xuân Ẩn - Tên người như cuộc đời (trích, Nguyễn Thị Ngọc Hải)