Nhớ rừng (Thế Lữ) 9 — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị


Nhớ rừng (Thế Lữ) 9

Nhớ rừng (Thế Lữ) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Thế Lữ (1907 – 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ.

- Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)

- Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 – 1945)

2. Sự nghiệp

- Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như trinh thám, truyện kinh dị…

- Ông cũng hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, có công trong xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

- Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bên đường Thiên Lôi, Mấy vần thơ…

- Phong cách sáng tác: Thơ ông dồi dào, đầy lãng mạn, qua đó thể hiện những ẩn ý sâu sắc vô cùng

Sơ đồ tư duy về tác giả Thế Lữ:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935

b. Bố cục

- Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

- Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.

- Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Nội dung

- Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

b. Nghệ thuật

- Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.

Sơ đồ tư duy về bài thơ Nhớ rừng:


Cùng chủ đề:

Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)
Người thứ bảy (Mu - Ra - Ka - Mi)
Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)
Nhật kí đô thị hóa (Mai Văn Phấn)
Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
Nhớ rừng (Thế Lữ) 9
Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) (UNICEF Việt Nam)
Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ
Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)
Ông lão bên chiếc cầu (Hê - Minh - Uê)