Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)
Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
1. Tiểu sử
- Mu-ra-ka-mi Ha-ru-ki (1949), là tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản.
- Quê quán: Kyoto, lớn lên tại thành phố Nishinomiya và thành phố Ashiya ở tỉnh Hyogo.
- Gia đình: ông nội của ông là một nhà sư; ông ngoại của ông là một thương gia ở Osaka; bố và mẹ đều là giáo viên môn Văn học Nhật Bản.
- Mu-ra-ka-mi học về nghệ thuật sân khấu tại Đại học Waseda, Tokyo. Ở đó, ông đã gặp được Yoko, người sau này là vợ ông.
- Ban đầu ông làm việc trong một cửa hàng băng đĩa. Một thời gian ngắn trước khi hoàn thành việc học, Mu-ra-ka-mi mở một tiệm cà phê chơi nhạc Jazz (1974-1982).
2. Sự nghiệp
- Từ nhỏ, Mu-ra-ka-mi đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học.
- Mu-ra-ka-mi viết tác phẩm đầu tay khi ông 29 tuổi. Ông nói rằng ông đột ngột nảy ra ý tưởng viết bộ tiểu thuyết đầu tay của mình ( Lắng nghe gió hát , 1979) khi đang xem bóng chày.
- Vào năm 1985 ông viết cuốn Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới , một câu chuyện tưởng tượng mơ mộng dựa vào những yếu tố huyền ảo, đưa tác phẩm của ông lên một tầm cao mới.
- Murakami tạo được một sự đột phá mạnh mẽ và sự thừa nhận tại Nhật vào năm 1987 với tác phẩm Rừng Na Uy , một câu chuyện viết về thời quá khứ đầy mất mát của nhân vật chính Watanabe Toru vào thập niên 60.
- Vào năm 1986, Murakami rời Nhật Bản, đi du lịch qua các nước Châu Âu, và sau đó sống một thời gian ở Hoa Kỳ.
- Murakami từng là giảng viên văn tại Đại học Princeton ở Princeton, New Jersey, và tại Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts. Trong thời gian này ông viết Nhảy Nhảy Nhảy và Phía nam biên giới, Phía tây mặt trời .
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Rừng Na Uy (2006), Biên niên ký chim vặn dây cót (2006), Truyện ngắn Mu-ra-ka-mi Ha-ru-ki: Nghiên cứu và phê bình (2006), Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời (2007), Kafka bên bờ biển (2007),…
Sơ đồ tư duy về tác giả Mu-ra-ka-mi:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Trích Bóng ma ở Le-xinh-tơn (Lexington), Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng, 2007
b. Tóm tắt
Nhân vật “tôi” và K là hai người bạn thân. Trong một cơn bão lớn, con sóng dữ dội đã cuốn K đi trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”. Hình ảnh đó đã ám ảnh trong tâm trí nhân vật “tôi” khiến anh phải chuyển chỗ ở. Sau bốn mươi năm, nhân vật “tôi” mới trở lại quê nhà. Anh dũng cảm quay trở lại bờ biển năm nó, nơi đã cuốn người bạn của mình đi mất. Dường như mọi thứ đã xoa dịu được nỗi đau của nhân vật “tôi”, anh không còn nằm mơ thấy ác mộng cũng như hình ảnh những con sóng dữ. Anh cảm thấy may mắn vì nỗi sợ hãi đã được biến mất.
c. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến “cười toe toét”): Hình ảnh K bị con sóng cuốn mất trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”.
- Phần 2 (tiếp đến “rời khỏi tâm trí tôi”): Nỗi ám ảnh trong tâm trí của nhân vật “tôi”.
- Phần 3 (còn lại): Nhân vật “tôi” đối diện với nỗi sợ và sự giải thoát trong tâm trí.
d. Thể loại
Truyện ngắn
e. Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Tác phẩm kể lại câu chuyện của nhân vật "tôi" với sự dằn vặt trước cái chết của bạn. Nhưng cuối cùng nhân vật đã mạnh mẽ đối diện với nỗi sợ. Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ với mỗi chúng ta phải dám đối diện với nỗi sợ. Khi chúng ta biết đối diện thì nỗi sợ sẽ không còn nữa.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất tạo nên tính chân thực, bám sát diễn biến tâm lí của nhân vật "tôi".
- Tình huống truyện gay cấn thể hiện được sự biến chuyển trong tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ kể chuyện dễ hiểu, xen vào lời bộc bạch, tâm sự.
Sơ đồ tư duy về văn bản Người thứ bảy: