Ngày xưa (Vũ Cao)
Ngày xưa (Vũ Cao) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
1. Tiểu sử
- Vũ Cao (1922 – 2007), tên thật Vũ Hữu Chỉnh, quê ở Nam Định, từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
- Gia đình: sinh ra trong một nho học và hoạt động văn học khá sớm
2. Sự nghiệp
- Những năm đầu Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (kháng chiến chống Pháp) ông làm bóa Chiến sĩ ở Liên khu IV rồi làm phóng viên báo Vệ quốc quân, Báo Quân đội nhân dân.
- Từ năm 1957, ông làm việc tại tạp chí Văn nghệ quân đội và trở thành chủ nhiệm trong nhiều năm.
- Sau 1975, ông giải ngũ, làm giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam
- Sau khi nghỉ hưu ông sống ở Hà Nội.
- Vũ Cao được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001
3. Phong cách sáng tác
- Thơ ông thường viết về đề tài kháng chiến và những tình cảm cách mạng, ngôn ngữ và hình ảnh thơ trẻ trung, tươi mới và giàu cảm xúc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Núi đôi (thơ, 1956), Đèo trúc (thơ, 1973), Từ một trận địa (truyện ngắn, 1973) …
Sơ đồ tư duy về tác giả Vũ Cao:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
In trong Thơ với tuổi thơ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2001.
b. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm.
c. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “mẹ ơi”): lời ru của bà.
- Phần 2 (đoạn còn lại): nỗi lòng, tình cảm của người con dành cho mẹ.
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ nói về lời ru của người bà dành cho đứa cháu bé bỏng của mình, qua đó thể hiện tình cảm, sự yêu thương gửi gắm qua từng lời ru.
b. Giá trị nghệ thuật
Ngôn từ, hình ảnh giản dị, gần gũi.
Sơ đồ tư duy về bài thơ Ngày xưa: