Mưa xuân (Nguyễn Bính) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị


Mưa xuân (Nguyễn Bính)

Mưa xuân (Nguyễn Bính) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Bính (13/2/1918), tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vinh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

- Gia đình: cha là Nguyễn Đạo Bình - làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện – con gái một gia đình khá giả. Nguyễn Bính là con út trong gia đình 3 người con. Mẹ mất sớm, bố cưới vợ mới, Nguyễn Bính và 2 anh được bác ruột và cậu ruột đón về nuôi và cho ăn học.

- Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu ruột Khiêm khen hay nên được cưng chiều.

2. Sự nghiệp

- Năm 13 tuổi, Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng

- Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học

- Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ.

- Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn

- Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình

- Năm 1947 Nguyễn Bính đi theo Việt Minh

- Năm 1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa

3. Sáng tác

- Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.

- Một số tác phẩm: Qua nhà (Yêu đương 1936), Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937), Cô hái mơ (Thơ 2007), Tương tư, Chân quê (Thơ 1940), Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài, Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài, Hương cố nhân (Thơ 1941), Hồn trinh nữ (Thơ 1958)…

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Bính:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Bài thơ Mưa xuân được in trong tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, xuất bản năm 1936. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu của “tình quê, chân quê, hồn quê” Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

b. Thể loại: thất ngôn

c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Bài thơ là một câu chuyện tình cảm, hay đúng hơn là một mối cảm tình mới nhóm, diễn ra trên cái nền của một làng quê vào cữ mưa xuân. Cảnh trí ở đây được dùng làm đất sống cho câu chuyện tình và đến lượt câu chuyện tình lại tạo nên phần hồn cho cảnh. Và như thế cảnh và tình trong "Mưa xuân" đã quyện vào nhau như xác với hồn, để cùng tạo nên bức tranh quê chân thực và sống động, mang đậm dấu ấn Nguyễn Bính.

b. Giá trị nghệ thuật

- Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp.

- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.

Sơ đồ tư duy về bài thơ Mưa xuân:


Cùng chủ đề:

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)
Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ "Vội vàng" (Phan Huy Dũng)
Một thể thơ đọc đáo của người Việt (Dương Lâm An)
Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 9
Mưa xuân (Nguyễn Bính)
Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn)
Ngày xưa (Vũ Cao)
Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng)
Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)
Người thứ bảy (Mu - Ra - Ka - Mi)