Ôn tập chủ đề 5 trang 72 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:
Câu hỏi tr72 MĐ
Trả lời câu hỏi trang 72 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về môi trường nuôi thủy sản.
Lời giải chi tiết:
* Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản
? Yêu cầu về thủy hóa
? Yêu cầu về thủy sinh vật
* Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản
? Thổ nhưỡng
? Ảnh hưởng từ quá trình vận hành hệ thống nuôi
? Nguồn nước
* Vai trò của việc quản lí môi trường nuôi thủy sản
? Lựa chọn được nguồn nước có chất lượng tốt cho hệ thống nuôi
? Đảm bảo được các thông số môi trường nuôi
? Giảm thiểu tác động của nước thải và chất thải
* Các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản
? Quản lí nguồn nước trước khi nuôi
? Quản lí chất lượng nước trong khi nuôi
* Quản lí nước sau nuôi
Thu gom, xử lí nước thải
* Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản
? Xử lí vi sinh vật gây hại
? Xử lí khí độc
* Xử lí môi trường nước khi nuôi thủy sản
? Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua
? Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẩn
? Khử trùng nước bằng hóa chất
? Sử dụng chế phẩm sinh học
* Xử lí môi trường sau khi nuôi thủy sản
? Xử lí chất thải rắn
Câu hỏi tr72 CH1
Trả lời câu hỏi trang 72 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Nêu các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về môi trường nuôi thủy sản.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr72 CH2
Trả lời câu hỏi trang 72 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Để nuôi thủy sản trong mùa đông ở miền Bắc, người ta cần phải làm gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nuôi trồng thủy sản
Lời giải chi tiết:
Vệ sinh ao nuôi sạch sẽ, loại bỏ bùn đáy, thức ăn thừa và chất thải.
- Bón lót ao bằng vôi và phân chuồng hoai mục để tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển.
- Cần đảm bảo ao nuôi có đủ độ sâu (tối thiểu 1,5m) để giữ ấm cho cá vào mùa đông.
- Cho cá ăn lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của chúng, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nước.
- Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để cá có thể tiêu thụ thức ăn hiệu quả hơn.
- Sử dụng bạt che hoặc lưới để che chắn ao nuôi, giúp giữ ấm cho cá vào mùa đông.
Câu hỏi tr72 CH3
Trả lời câu hỏi trang 72 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy nêu Phương pháp đo một số chỉ tiêu môi trường nước nuôi thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về một số chỉ tiêu trong môi trường nước nuôi thủy sản.
Lời giải chi tiết:
Cá nước ngọt: < 50 mg/L
Cá nước lợ: < 50 mg/L
+ Phương pháp đo: Bộ thử nghiệm Nitrate.
Câu hỏi tr72 CH4
Trả lời câu hỏi trang 72 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nuôi thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nuôi thủy sản.
Lời giải chi tiết:
- Thời tiết, khí hậu:
Thời tiết, khí hậu khu vực nuôi ảnh hưởng đến mức nhiệt trung bình và biến động nhiệt độ theo các mùa trong năm của thuỷ vực. Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có khả năng sống sót, sinh trưởng và sinh sản ở các khoảng nhiệt độ khác nhau. Do đó, đặc trưng thời tiết, khí hậu từng vùng là cơ sở xác định đối tượng nuôi phù hợp, mùa vụ thả giống và số vụ nuôi trong năm.
- Nguồn nước:
Nước nuôi thuỷ sản thường được cung cấp từ hệ thống kênh, mương gần khu vực nuôi. Đặc điểm tự nhiên vùng nuôi ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của nguồn nước. Chất lượng nước ở kênh mương còn bị ảnh hưởng bởi các nguồn thải từ dân cư, hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của vùng lân cận. Nguồn nước trong, không chứa chất ô nhiễm và có các chỉ tiêu môi trường phù hợp là yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động nuôi thuỷ sản. Ví dụ: Nguồn nước gần các khu vực dân cư đông đúc hoặc các vùng chăn nuôi tập trung thường có chất lượng kém, không phù hợp cho nuôi thuỷ sản. Nước biển xa bờ thường sạch hơn so với ở khu vực ven bờ
- Thổ nhưỡng:
Mỗi vùng nuôi có đặc trưng thổ nhưỡng khác nhau (cát, sét, bùn). Trong thuỷ vực, nước luôn tiếp xúc và có sự trao đổi vật chất với nền đáy mang đặc trưng thổ nhưỡng, do đó tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường nước. Ví dụ: Ao nuôi xây dựng trên vùng đất phèn thường có môi trường nước với độ pH thấp, hàm lượng sắt cao.
- Ảnh hưởng từ quá trình vận hành hệ thống nuôi:
Trong quá trình nuôi, người nuôi cung cấp thức ăn cho động vật thuỷ sản, bổ sung vào hệ thống nuôi các loại chế phẩm sinh học, hoá chất xử lí môi trường, thuốc phòng và điều trị bệnh. Các chất bổ sung đều tạo ra chất thải trong nước và nền đáy ao nuôi, gây ra tác động nhất định lên môi trường nuôi thuỷ sản. Tuy nhiên, việc đưa thức ăn vào hệ thống nuôi là yếu tố chính tạo ra chất thải và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường nước hệ thống nuôi.
Câu hỏi tr72 CH5
Trả lời câu hỏi trang 72 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Mô tả các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp quản lí môi trường ao nuôi thủy sản:
- Thiết kế ao không có góc chết, tạo dòng chảy tự nhiên trong nước.
- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước.
- Sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần.
- Điều chỉnh mật độ nuôi, lượng thức ăn phù hợp.
- Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; tăng tốc độ dòng chảy trong ao.
- Sử dụng chế phẩm sinh học xử lí nước ao.
Câu hỏi tr72 CH6
Trả lời câu hỏi trang 72 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Mô tả một số biện pháp cơ bản xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về biện pháp xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thủy sản.
Lời giải chi tiết:
a. Trước khi nuôi:
- Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua.
- Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẫn.
- Khử trùng nước bằng hoá chất như chlorine, BKC, thuốc tím (KMnO), Iodine,... để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.
- Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày
b. Sau khi nuôi
- Sử dụng ao lắng:
Ao lắng cần được nạo vét định kỉ sau vài năm sử dụng để loại bỏ bùn đáy và tạo độ sâu cho ao, giúp duy trì khả năng chứa và lắng tụ chất thải. Có thể bổ sung chế phẩm sinh học hoặc trồng thực vật thuỷ sinh dễ tăng cường xử lí chất thải trong ao lắng. Ao cũng có thể được thả thêm một số loài cá ăn mùn bã hữu cơ hoặc ăn lọc tảo để tận dụng chất dinh dưỡng hữu cơ.
- Nước tưới cây trồng:
Ở một số vùng, nước thải từ ao nuôi cá nước ngọt có thể được sử dụng để tưới cho cây, còn gọi là mô hình nuôi kết hợp.
Câu hỏi tr72 CH7
Trả lời câu hỏi trang 72 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong xử lí môi trường nuôi thủy sản theo những hình thức nào?
Lời giải chi tiết:
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí sinh vật gây hại.