Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 6, 7 trang 76 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 4, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 4 Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II


Bài: Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 6, 7 trang 76 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc bài và thực hiện yêu cầu. Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây. Bạn nhỏ nhận ra điều gì rất lạ ở phố nhà mình. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì. Bố đã giải đáp cho bạn nhỏ bằng cách nào. Theo em, nhờ đâu mà bạn nhỏ tìm được câu trả lời cho điều thắc mắc của mình. Đặt một câu giới thiệu về cây bàng trong câu chuyện. Viết bài văn tả một vườn rau hoặc vườn hoa mà em thích. Trường em có rất nhiều cây. Viết bài văn tả một cây bóng mát hoặc hoa gắn bó với em và bạn bè.

Câu 1

Đọc bài và thực hiện yêu cầu:

Trả lời câu hỏi

Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Bạn nhỏ nhận ra điều gì rất lạ ở phố nhà mình?

Phố có một cây bàng rất to

Cây bàng ở phố không rụng lá

Cây bàng to có rất nhiều quả chín

Mùi bàng chín tỏa lên tận gác ba, gác tư

b. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

Về người đã trồng cây bàng trên phố

Về điều rất lạ mà bạn thấy ở cây bàng

Về hương vị của những quả bàng chín

Về cây bàng, quả bàng và hương vị của nó

c. Bố đã giải đáp cho bạn nhỏ bằng cách nào?

Bảo bạn nhỏ quan sát cây bàng thật kĩ khi trời vừa mưa xong

Dặn bạn nhỏ thức đến mười giờ rưỡi để xem cây bàng trên phố

Đánh thức bạn nhỏ dậy và dẫn bạn nhỏ đi ra phố sau mười giờ đêm

Chỉ cho bạn nhỏ cách quan sát cây bàng và đường phố sau cơn mưa

d. Theo em, câu chuyện nói về điều gì?

Vẻ đẹp của cây bàng vào mùa rụng lá

Vẻ đẹp của đường phố sau cơn mưa

Vẻ đẹp của những người công nhân môi trường

Vẻ đẹp của âm thanh tiếng chổi tre

e. Từ ngữ nào là chủ ngữ trong câu “Cây bàng trồng ở phố tôi không rụng lá.”?

Cây bàng

Phố tôi

Ở phố tôi

Cây bàng trồng ở phố tôi

g, Từ nào sau đây có nghĩa giống với từ in đậm trong câu “Tôi vụt hiểu tất cả: Vì sao cây bàng không rụng lá.”?

Chợt

Đã

Vừa

Mới

Thực hiện câu hỏi, bài tập dưới đây:

h, Em biết thêm điều gì qua câu chuyện?

i, Theo em, nhờ đâu mà bạn nhỏ tìm được câu trả lời cho điều thắc mắc của mình?

k, Đặt một tên khác cho câu chuyện

l, Đặt một câu giới thiệu về cây bàng trong câu chuyện

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Cây bàng ở phố không rụng lá

b. Về điều rất lạ mà bạn thấy ở cây bàng

c. Đánh thức bạn nhỏ dậy và dẫn bạn nhỏ đi ra phố sau mười giờ đêm

d. Vẻ đẹp của những người công nhân môi trường

e. Cây bàng trồng ở phố tôi

g, Chợt

h, Qua câu chuyện em thấm thía hơn sự vất vả của người công nhân môi trường

i, Theo em, bạn nhỏ tìm được câu trả lời cho điều thắc mắc của mình là nhờ vào sự giải đáp của bố và suy nghĩ của bạn nhỏ

k, Nét đẹp lao động

l, Cây bàng đặc biệt

Câu 2

Thực hiện một trong hai đề sau:

a. Viết bài văn tả một vườn rau hoặc vườn hoa mà em thích

b. Trường em có rất nhiều cây. Viết bài văn tả một cây bóng mát hoặc hoa gắn bó với em và bạn bè.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một đề và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Trước sân nhà em có một cây lộc vừng đã rất nhiều tuổi rồi. Cây cao lớn và có tán đẹp lắm, nên ai đi qua nhà em cũng phải xuýt xoa.

Cây lộc vừng cao đến hơn 4m, tỏa bóng rợp cả vùng sân trước nhà. Thân cây to và vạm vỡ, cả hai bạn nhỏ cũng chưa ôm xuể. Bộ rễ của cây thì phải rậm rạp lắm. Bởi chỉ một vài đoạn nhỏ của rễ bò trên mặt đất cũng to như cái cổ tay của em rồi. Lớp vỏ trên thân cây lộc vừng thô ráp và sần sùi nhưng không khô đến xuất hiện nhiều khe rãnh như cây bàng. Lúc nào, thân cây cũng có một màu nâu sẫm và tươi tốt. Từ cách mặt đất chừng một, mét, cây đã bắt đầu chẻ cành. Cành lộc vừng khá dài và cứng cáp. Điểm đặc biệt là tán của cây trông rất to và rậm, nhưng số lượng cành con của nó lại rất ít. Cảm giác tán cây lộc vừng dày đến như thế, là dựa vào những chiếc lá to và dài mọc san sát nhau, và các chùm hoa khổng lồ, dài đến cả 30, 40cm dày đặc.

Hoa lộc vừng nở từ tháng 6 cho đến hết tháng 10. Hoa nở từng đợt, hết chùm này đến chùm khác. Và nếu cây càng lâu đời, thời tiết càng thuận lợi, thì các đợt hoa thậm chí có thể nở từ tháng 5 và kéo đến sát dịp cuối năm. Hoa lộc vừng mọc thành từng chùm dài. Trên một cuống hoa có các bông hoa nhỏ màu đỏ mọc chi chít. Khi nở, các cánh hoa nhỏ và dài xòe ra như một quả cầu lông vậy. Một bông hoa nở có phi phải gần hai tuần mới tàn và rụng xuống. Bởi vì số lượng quá nhiều và liên tục có hoa mới nở, nên cảm tưởng như cây lọc vừng nở hoa mãi không tàn. Lúc nào nhìn lên cây cũng thấy một rừng đỏ lửa. Và kèm theo đó, chính là một chiếc sân luôn thơm nồng nàn mùi hoa lộc vừng được trải một thảm dày hoa đỏ mềm mại.

Cây lộc vừng là niềm tự hào của cả gia đình em với bạn bè. Chiều chiều, em sẽ ra quét lá và hoa rụng dưới sân cho sạch sẽ, rồi lại tưới nước cho cây. Mong rằng, cây sẽ luôn phát triển khỏe mạnh, để lại đem đến thêm nhiều mùa hoa tuyệt vời nữa cho gia đình em.


Cùng chủ đề:

Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 1 trang 72 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 2 trang 73 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 3 trang 74 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 4 trang 75 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 5 trang 76 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 6, 7 trang 76 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5: Mảnh ghép yêu thương