Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 — Không quảng cáo

Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 2: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100


Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20

Giải Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 trang 92, 93 SGK Toán 2 Cánh diều

Bài 1

Bài 1 (trang 94 SGK Toán 2 tập 1)

Tính nhẩm:

Phương pháp giải:

Thực hiện tính nhẩm kết quả phép tính cộng dựa vào các cách tính (đếm thêm một số đơn vị hoặc tách số) hoặc bảng cộng (qua 10) đã học, sau đó tính kết quả các phép tính trừ dựa vào kết quả phép tính cộng vừa tính được.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Bài 2 (trang 94 SGK Toán 2 tập 1)

Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính:

Phương pháp giải:

Thực hiện tính nhẩm kết quả các phép tính ở mỗi chú gà con, sau đó nối phép tính với kết quả tương ứng ở mỗi con gà mẹ.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

3 + 8 = 11                     11 + 2 = 13

9 + 4 = 13                     19 – 8 = 11

17 – 9 = 8                     16 – 8 = 8

7 + 6 = 13                     12 – 4 = 8                     7 + 4 = 11

Vậy mỗi phép tính được nối với kết quả tương ứng như saus:

Bài 3

Bài 3 (trang 94 SGK Toán 2 tập 1)

Điền dấu (>, <, =) thích hợp thay cho dấu ? trong ô trống.

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả các phép tính ở hai vế, so sánh kết quả với nhau rồi điền dấu thích hợp vào ô trống.

Lời giải chi tiết:

Bài 4

Bài 4 (trang 94 SGK Toán 2 tập 1)

a) Tính:

b) Xếp các chữ cái tương ứng với kết quả phép tính ở câu a vào các ô ? em sẽ biết thêm tên một loài động vật trong sách đỏ Việt Nam.

Phương pháp giải:

a) Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.

b) Xếp các chữ cái tương ứng với kết quả phép tính ở câu a vào các ô ? để tìm tên một loài động vật trong sách đỏ Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:

6 + 6 + 4 = 12 + 4 = 16

16 – 8 + 8 = 10

7 + 7 + 3 = 14 + 3 = 17

18 – 9 – 2 = 9 – 2 = 7

5 + 9 – 4 = 14 – 4 = 10.

Vậy ta có kết quả như sau:

b)

Bài 5

Bài 5 (trang 95 SGK Toán 2 tập 1)

a) Dũng nhặt được 16 vỏ sò, Huyền nhặt được ít hơn Dũng 7 vỏ sò. Hỏi Huyền nhặt được bao nhiêu vỏ sò?

b) Dũng và Huyền dùng các vỏ sò ghép thành hai bức tranh, bức tranh thứ nhất gồm 8 vỏ sò, bức tranh thứ hai nhiều hơn bức tranh thứ nhất 9 vỏ sò. Hỏi bức tranh thứ hai được ghép từ bao nhiêu vỏ sò?

Phương pháp giải:

a) - Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số vỏ sò Dũng nhặt được, số vỏ sò Huyền nhặt được ít hơn Dũng) và hỏi gì (số vỏ sò Huyền nhặt được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số vỏ sò Huyền nhặt được ta lấy số vỏ sò Dũng nhặt được trừ đi số vỏ sò Huyền nhặt được ít hơn Dũng.

b) - Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số vỏ sò dùng để ghép bức tranh thứ nhất, số vỏ sò bức tranh thứ hai nhiều hơn bức tranh thứ nhất) và hỏi gì (số vỏ sò dùng để ghép bức tranh thứ hai), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số vỏ sò dùng để ghép bức tranh thứ hai ta lấy số vỏ sò dùng để ghép bức tranh thứ nhất cộng với số vỏ sò bức tranh thứ hai nhiều hơn bức tranh thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

a) Tóm tắt

Dũng nhặt: 16 vỏ sò

Huyền nhặt ít hơn Dũng: 7 vỏ sò

Huyền nhặt:

vỏ sò

Bài giải

Huyền nhặt được số vỏ sò là:

16 – 7 = 9 ( vỏ)

Đáp số: 9 vỏ sò.

b) Tóm tắt

Bức tranh thứ nhất: 8 vỏ sò

Bức tranh thứ hai nhiều hơn bức tranh thứ nhất: 9 vỏ sò

Bức tranh thứ hai:

vỏ sò

Bài giải

Bức tranh thứ hai được ghép từ số vỏ sò là:

8 + 9 = 17 ( vỏ)

Đáp số: 17 vỏ sò.


Cùng chủ đề:

Ngày - Tháng
Ôn tập chung
Ôn tập về hình học và đo lường
Ôn tập về hình học và đo lường
Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất
Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20
Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000
Phép chia 1
Phép chia (tiếp theo)
Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20