Phân tích bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Ai đã đặt tê


Phân tích bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tác phẩm sử dụng cao độ nghệ thuật nhân hóa, mĩ lệ hóa, thi vị hóa., mạch văn có sự liên tưởng mạnh mẽ, tư duy khoáng đạt, ngôn ngữ trong sáng, đẹp đẽ...

Đề bài

Phân tích bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Lời giải chi tiết

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 ở Huế, quê gốc ớ Quảng Trị. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sài Gòn, Đại học văn khoa Huế ông về dạy học ở Trường Quốc học Huế, tích cực tham gia phong trào yêu nước chống Mĩ ở Trường Quốc học Huế, tích cực tham gia phong trào yêu nước chống Mĩ - Ngụy. Từ sau 1975, ông chủ yếu hoạt động văn nghệ ở Huế.

Tuy có làm thơ, song thể loại sáng tác chủ yếu của Hoàng Phủ Ngọc Tường là thể kí (bút kí, tùy bút). Các tác phẩm chính:

-   Văn xuôi: Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979); Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986); Hoa trái quanh tôi (1995); Ngọn núi ảo ảnh (1999)...

-   Thơ: Những dấu chân qua thành phố (1976); Người hái phù dung (1992).

Văn xuôi cùa Hoàng Phủ Ngọc Tường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và chính luận, hướng tới khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng. Bởi vậy tùy bút, bút kí của ông vừa giàu chất trí tuệ vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa, lịch sử rất phong phú.

Bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" Được Hoàng Phủ Ngọc Tường hoàn thành ở Huế ngày 4-1-1981 và được in trong tập sách cùng tên. Tập bút kí gồm 8 bài kí, thể hiện tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên đất nước, với truyền thông văn hóa, lịch sừ lâu đời cùa dân tộc. Tác phẩm được thể hiện bằng một ngòi bút với những lời văn thật đẹp, thật sang.

"Ai đã đặt tên cho dòng sông?" Là bài kí đầy chất thơ, ca ngợi con song Hương và cảnh vật sông Hương - con sông gắn bó với lịch sử, văn hóa của Huế và cũng là của dân tộc.

Vẻ đẹp đậm nét nhất của sông Hương thơ mộng trữ tình. Trước khi dạo bước vào thành phố Huế, nó đi giữa lòng Trường Sơn như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại;khi đi ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ, dịu dàng và say đắm - sắc nước xanh thẳm mềm như một tâm lụa, uốn mình theo những đường cong, mềm như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu; sông Hương đi qua lòng thành phố Huế thật chậm cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh và trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy sông Hương đã trở thành một tài nữ đánh đàn lúc đêm đã khuya. Trước khi rời kinh thành về biển cả, sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu với bao nỗi vương vấn và cả một chút lẳng lơ kín đáo...

Không chỉ lấp lánh vẻ đẹp thơ mộng, sông Hương còn soi bóng lịch sử hào hùng, oanh liệt và bi tráng của xứ Huế - của đất nước qua chiều dài thời gian: nó là dòng sông biên thùy của đất nước các vua Hùng; nó là Linh Giang chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại; nó vẻ vang soi bóng Kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng đẫm máu của những cuộc khởi nghĩa suốt thế kỉ XIX; nó đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám với những chiến công rung chuyển.

Sông Hương còn được tác giả nhìn nhận như người mẹ phù sa của một vùng văn học xứ sở. Sông Hương gắn liền với bao thành quách trầm mặc; là nơi sinh thành toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế; là ngọn nguồn và môi trường nuôi dưỡng để giọng hò dân gian vang vọng... Với vẻ đẹp trữ tình, sông Hương đã thành dòng sông thi ca của dân tộc. Nó trở nên bất tận và không bao giờ tự lặp lại mình trong nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ: từ xanh biếc thường ngày nó đã trở thành dòng sông trắng - lá cây xanh trong cái nhìn của Tản Đà; từ tha thướt mơ màng nó chợt hùng tráng lên như kiếm dựng trời xa trong khí phách của Cao Bá Quát: từ nỗi quan hoài trong hồn thơ của Bà Huyện Thanh quan nó đột ngột khởi thành sức mạnh phục sinh trong thơ Tố Hữu. Đặc biệt tác giả còn nhận ra cái âm hưởng sâu thẳm của Huế, của sông Hương trên mỗi trang Kiều: dòng sông đáy nước in trời và nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc, nỗi u hoài của dương liễu, những mùa thu quan san, những vầng trâng thắm thiết Sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều...

Và 1 một chiều sâu bài kí cho thấy dòng sông Hương đã in bóng vẻ đẹp tâm hồn của con người vùng đất nước cổ kính này. Dòng Hương giang thơ mộng gắn với bề dày lịch sử, văn hóa Huế chính là tấm gương phản chiếu tâm hồn con người xứ Huế: dịu dàng, sâu lắng, kín đáo mà cũng thật bất khuất kiên cường; rất đa tình mà cũng thật chung tình...

Tóm lại, "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" Là một bài ca với một tình yêu say đắm, tự hào của tác giả về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con người xứ Huế và là cũng là của dân tộc Việt Nam... Tác phẩm là bài ca về vẻ đẹp thơ mộng cũng là của dân tộc Việt Nam... Tác phẩm là bài ca về vẻ đẹp thơ mộng của cảnh sắc thiên nhiên sông Hương và những suy cảm về bề dày lịch sử, bề dày văn hóa, vẻ đẹp tâm hồn con người của xứ Huế.

Bài kí rất giàu chất trí tuệ và chất văn hóa. Tác giả đã vận dụng cái nhìn, kiến thức của nhiều lĩnh vực để khám phá, phản ánh đối tượng như: địa lí, lịch sử, âm nhac, thơ ca. Đặc biệt bằng góc nhìn văn hóa đa chiều tác giả đã khám phá chiều sâu văn hóa của sông Hương - của xứ Huế.

Tác phẩm sử dụng cao độ nghệ thuật nhân hóa, mĩ lệ hóa, thi vị hóa., mạch văn có sự liên tưởng mạnh mẽ, tư duy khoáng đạt, ngôn ngữ trong sáng, đẹp đẽ...

Bài kí mang đặc điểm của một áng tùy bút bởi hành văn phóng túng, nhân vật chính là cái tôi đầy cảm xúc của tác giả, chất trữ tình đậm đặc.


Cùng chủ đề:

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Phân tích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
Phân tích Thuốc của Lỗ Tấn
Phân tích bài Việt Bắc - Tố Hữu
Phân tích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoảng Phủ Ngọc Tường
Phân tích bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Phân tích bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc TườngVẻ đẹp của sông Hương
Phân tích bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn
Phân tích bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh