Soạn bài Đàn ghi ta của Lor - Ca - Thanh Thảo siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 12 siêu ngắn, Ngữ văn 12 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 14 - Soạn văn 12 siêu ngắn


Soạn bài "Đàn ghi ta của Lor-ca" - Thanh Thảo siêu ngắn

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo siêu ngắn nhất trang 163 SGK ngữ văn 12 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1

Trả lời câu 1 trang 166 SGK Ngữ văn 12, tập 1

+ tiếng đàn bọt nước: nghệ thuật đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi, dễ tan vỡ.

+ áo choàng đỏ gắt: cuộc đấu tranh quyết liệt chống nền nghệ thuật già cỗi và chế độ độc tài Phrăng-cô.

+ vầng trăng chếnh choáng: hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca tự do, tự tại, lãng tử giữa đất trời, say mê với nghệ thuật.

+ yên ngựa mỏi mòn: hành trình đấu tranh và sáng tạo bền bỉ, kiên trì nhưng cũng thật cô đơn, mỏi mệt.

+ áo choàng bê bết đỏ: cái chết đột ngột và thảm khốc của Lor-ca.

+ tiếng ghi ta nâu: tình yêu dành cho những con đường, những mảnh đất ở Tây Ban Nha.

+ tiếng ghi ta lá xanh: tình yêu cuộc sống mãnh liệt.

+ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: Lor-ca bị sát hại, nghệ thuật cũng dang dở.

+ tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy: số phận Lor-ca oan khiên, thảm khốc.

+ Lor-ca bơi sang ngang: không cố ngược dòng níu kéo sự sống, cũng không xuôi dòng khuất phục kẻ thù mà lựa chọn giã từ tất cả.

+ trên chiếc ghi ta màu bạc: ẩn dụ về cõi chết, nơi siêu thoát.

+ chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng yên: dứt khoát giã từ tất cả, giải thoát khỏi những hệ lụy trần gian.

Câu 2

Tr ả l ời c âu 2 trang 166 SGK Ng ữ v ăn 12, t ập 1

- Hai câu đầu:

+ Ý nghĩa 1: liên hệ với câu thơ Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn của chính Lor-ca trong bài “Di chúc”, có thể hiểu hai câu thơ này của Thanh Thảo như nhắc lại lời nhắn nhủ của Lor-ca với những người nghệ sĩ trong hậu thế, rằng hãy vượt qua cái bóng của Lor-ca để tìm lối đi sáng tạo cho riêng mình.

+ Ý nghĩa 2: Khẳng định sức sống mãnh liệt của những tác phẩm nghệ thuật mà Lor-ca để lại cho đời và sự bất tử của cuộc đời ông đối với nhân dân Tây Ban Nha.

- Hai câu sau: hình ảnh đẹp nhưng buồn gợi cái chết thảm khốc của Lor-ca (bè lũ Phrăng-cô sát hại và ném xác ông xuống giếng); câu thơ ẩn chứa nỗi căm phẫn đối với bọn độc tài.

- Nghệ thuật: hình ảnh tượng trưng giàu sức gợi, hình ảnh độc đáo, cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 3

Tr ả l ời c âu 3 trang 166 SGK Ng ữ v ăn 12, t ập 1

- Gợi nhắc cây đàn ghi ta, loại nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha và cũng là người bạn thân thiết của Lor-ca khi còn sống.

- Ẩn dụ cho nghệ thuật tươi đẹp của Lor-ca.

- Ẩn dụ cho cuộc đời Lor-ca.

- Ẩn dụ cho quê hương, đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp, yêu dấu.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 166 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Hình tượng Lor-ca:

- Phê-đê-ri-co Gar-xi-a Lor-Ca (1898-1936), một trong những tài năng sáng chói của Tây Ban Nha.

- Cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động lớn không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn với toàn thế giới,

- Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về một xứ sở và về chính âm nhạc, thi ca.

1. Hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:

* Lor- ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha:

- Áo choàng đỏ gay gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một sinh hoạt văn hóa khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới.

→Hình ảnh tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường. Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.

2. Cái chết oan khuất của Lor- ca:

Đấy là khi Lor-ca bị bọn phát xít Prăng-cô giết và ném xác xuống giếng để phi tang.

- Để miêu tả sự việc bi phẫn này, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thực kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như:

• Đối lập:

+ Tự do của người nghệ sĩ >< Thế lực tàn bạo của phát xít.

+ Tiếng hát yêu đời, vô tư >< Hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết máu).

+ Tình yêu, cái đẹp >< Hành động tàn ác, dã man.

• Nhân hóa: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy → Tạo sức ám ảnh lớn đối với người đọc.

• Hoán dụ:

+ Tiếng hát để chỉ Lor- ca.

+ Tấm áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết.

• So sánh chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn

- Cái chết oan khuất của Lor- ca gây lòng căm thù với bọn phát xít và sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian.

+ Một nghệ sĩ tự do và cô đơn.

+ Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.

+ Một tâm hồn bất diệt.

→Hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính, tài hoa - sống chết và bất tử với đất nước mình.

Bố cục

Bố cục (3 đoạn)

- Đoạn 1 (từ đầu đến “yên ngựa mỏi mòn”): hình ảnh người nghệ sĩ Lorca

- Đoạn 2 (tiếp đến “ròng ròng máu chảy”): cái chết của Lorca và nỗi xót xa trước cái chết ấy

- Đoạn 3 (còn lại): niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lorca

ND chính

- Bài thơ ghi nhận sự thành công của tác giả trong việc làm sống lại huyền thoại về Ga-xi-a Lor-ca nói riêng và những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của nhân loại.

- Thái độ xót thương, cảm thông và sự ngưỡng mộ của tác giả Thanh Thảo trước nhân cách, tài năng và số phận bi thảm của Lor-ca.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học siêu ngắn
Soạn bài Việt Bắc siêu ngắn
Soạn bài Việt Bắc siêu ngắn
Soạn bài Vợ chồng A Phủ siêu ngắn
Soạn bài Vợ nhặt siêu ngắn
Soạn bài Đàn ghi ta của Lor - Ca - Thanh Thảo siêu ngắn
Soạn bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm siêu ngắn
Soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi siêu ngắn
Soạn bài Đô - Xtôi - Ép - Xki siêu ngắn
Soạn bài Đọc thêm: Bác ơi siêu ngắn
Soạn bài Đọc thêm: Dọn về làng siêu ngắn