Soạn bài Đọc thêm: Dọn về làng siêu ngắn
Soạn bài Đọc thêm: Dọn về làng siêu ngắn nhất trang 12 SGK ngữ văn 12 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời câu 1 trang 141 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Nhân dân phải bỏ bản làng để chạy trốn ("Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi/…/…"bám đầy chân") nhưng giặc Pháp vẫn lùng sục, truy đuổi, đẩy dân ta vào con đường cùng ("Từng cái lán nó đốt đi trơ trụi"/"Nó vét hết áo quần trong túi").
- Hình ảnh chạy giặc thương tâm: người mẹ miền núi vừa địu em, vẫy con sau lưng vừa dắt theo người bà mù lòa, vai đeo đầy tay nải
- Đẩy dân ta vào cảnh chết chóc, ly biệt, mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha: "Giặc đã bắt cha con đi", "nó đánh"/…/"Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời".
- Cảnh chôn cất tang thương, khốn khổ: "Không ván", "không người đưa cha đi chôn cất"/…/"Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt".
→ Phản ánh nỗi mất mát, gian khổ, hi sinh của nhân dân vùng cao, tố cáo tội ác chồng chất của thực dân Pháp, bày tỏ nỗi đau xót và niềm căm phẫn sục sôi đối với kẻ thù.
Câu 2
Trả lời câu 2 trang 141 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Kể lại cảnh giải phóng quê hương một cách giản dị, cụ thể, tự nhiên với hình thức tâm tình với mẹ: "Mẹ! Cao –Lạng hoàn toàn giải phóng/…/…súng đầy như củi".
- Với niềm hạnh phúc lớn lao, nhà thơ hình dung về việc quay trở lại với nếp sống hàng ngày bình dị, quen thuộc mà ý nghĩa, sung sướng biết bao: "Sáng mai về làng, sửa nhà phát cỏ/Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai".
- Miêu tả khung cảnh dọn về làng xiết bao vui vẻ, phấn chấn và cảnh phục sinh cuộc sống tự do, tự chủ trên quê hương: "Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang"/…/"Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá".
- Niềm xúc động, hạnh phúc khi từ nay bản làng sẽ lại đầm ấm như xưa, không còn chịu cảnh hoang tàn, vắng lặng: "Từ nay không ngập cỏ lối đi/…/…máu chảy từng vũng".
Câu 3
Trả lời câu 3 trang 141 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Lối nói giàu hình ảnh: "bắt sống hàng đàn", "người đông như kiến", "súng đầy như củi",…
- Từ ngữ mộc mạc, tự nhiên, lối biểu đạt thể hiện rõ tâm hồn chất phác và tấm lòng yêu bản làng sâu nặng của người dân miền núi: "Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời", "Băm xương thịt mày, tao mới hả!", "Từ nay không ngập cỏ lối đi"/…/"Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng", "Đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ".
Bố cục
Bố cục (2 phần)
- Phần 1: Từ đầu đến " Băm xương thịt mày, tao mới hả!" : Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp.
- Phần 2 : Còn lại: Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.
ND chính
- Miêu tả chân thực nỗi đau khổ của người dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Tố cáo tội ác, sự tàn bạo dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. |