Soạn bài Dọn về làng ngắn gọn nhất
Soạn bài Dọn về làng Ngữ văn 12 tập 1 trang 139, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc - Lạng:
- Nỗi thống khổ của nhân dân được diễn đạt rất cụ thể bằng những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân tộc miền núi.
Mấy năm ...: thời gian kéo dài.
Quên tết ... quên rằm...
Chạy hết núi khe, cay đắng...
Lán sụp, núi khe, vắt bám
- Mẹ địu em chạy, con sau lưng tay dắt bà, vai đầy tay nải,...
=> Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.
* Tội ác của giặc:
- Nó đốt từng cái lán, vơ hết quần áo trong túi.
- Giặc giết người cha thân yêu → tái hiện những chi tiết xúc động: “cha ngã xuống... cha không biết nói rồi” .
- Hình ảnh người mẹ đau khổ, xót xa:
“Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liệm thân cho bố”
=> Tố cáo tội ác dã man, tàn bạo của giặc Pháp.
Câu 2
Câu 2 (trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao - Bắc - Lạng:
Phần đầu bài thơ:
- Kể lại cảnh giải phóng quê hương một cách giản dị, cụ thể, tự nhiên với hình thức tâm tình với mẹ: Mẹ! Cao –Lạng hoàn toàn giải phóng/…/…súng đầy như củi.
- Với niềm hạnh phúc lớn lao, nhà thơ hình dung về việc quay trở lại với nếp sống hàng ngày bình dị, quen thuộc mà ý nghĩa, sung sướng biết bao: Sáng mai về làng, sửa nhà phát cỏ/Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai.
Phần cuối bài thơ:
- Miêu tả khung cảnh dọn về làng xiết bao vui vẻ, phấn chấn và cảnh phục sinh cuộc sống tự do, tự chủ trên quê hương: Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang/…/Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá.
- Niềm xúc động, hạnh phúc khi từ nay bản làng sẽ lại đầm ấm như xưa, không còn chịu cảnh hoang tàn, vắng lặng: Từ nay không ngập cỏ lối đi/…/…máu chảy từng vũng.
- Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ
=> Lời hứa khẳng định sự quyết tâm , hứa hẹn.
Câu 3
Câu 3 (trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách dùng hình ảnh của tác giả:
- Lối nói giàu hình ảnh: bắt sống hàng đàn, người đông như kiến, súng đầy như củi,…
- Từ ngữ mộc mạc, tự nhiên,
- Lối biểu đạt thể hiện rõ tâm hồn chất phác và tấm lòng yêu bản làng sâu nặng của người dân miền núi: Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời, Băm xương thịt mày, tao mới hả!, Từ nay không ngập cỏ lối đi/…/Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng, Đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ.
Bố cục
Bố cục (2 phần)
- Phần 1: Từ đầu đến "Băm xương thịt mày, tao mới hả!" => Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp.
- Phần 2 : Còn lại => Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.
ND chính
Bài thơ Dọn về làng viết về quê hương của tác giả trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp đầy đau thương mà anh dũng. |