Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cúa tác phẩm Vợ chồng A Phủ — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ


Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cúa tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Quá trình giác ngộ cách mạng của vợ chồng A Phủ. Tiêu biểu cho con đường đến với Đảng, đến với cách mạng của đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi Tây Bắc. Tô Hoài khi tái hiện bức tranh hiện thực với những nét bản chất của nó.

Đề bài Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cúa tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

- Khái niệm:

+ Giá trị hiện thực

+ Giá trị nhân đạo

- Giá trị hiện thực trong Vợ chồng A Phủ

+ Phản ánh chân thực bức tranh đời sống của người nông dân miền núi trước cách mạng tháng Tám bị áp bức, bóc lột.

+ Bộ mặt tàn bạo của bọn phong kiến miền núi

+ Phản ánh chân thực những phong tục tập quán, hủ tục của người miền núi vùng Taya Bắc

- Giá trị nhân đạo:

+ Tác giả phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người Tây Bắc.

+ Tin tưởng và miêu tả khả năng cách mạng của người dân miền núi trong cuộc đấu tranh giành tự do, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến .

+ Biểu lộ sự căm ghét đối với chế độ thực dân, phong kiến.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

BÀI LÀM

Tây Bắc là tập truyện ngắn của Tô Hoài được nhận Giải thưởng của Hội Văn học - Nghệ thuật 1954 - 1955. Trong tập Tây Bắc. "Vợ chồng A Phủ" truyện ngắn đặc sắc hơn cả. Thông qua cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ, nhà văn dựng lại quãng đời tăm tối, đau khổ của người dân miền núi trước Cách mạng, nêu cao khát vọng sống và vạch ra con đường giải phóng cho họ. Đó chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cúa tác phẩm.

Cuộc đời của Mị và A Phủ có hai giai đoạn gắn với hai cảnh đời sáng - tối đối chọi nhau. Giai đoạn đầu khi ở Hồng Ngài, Mị và A Phủ đều là nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra. Đó là quãng đời tăm tối, bị đối xử như con trâu, con ngựa. Giai đoạn sau, khi ở Phiềng Sa là một cuộc sống khác hẳn, Mị và A Phủ đã đổi đời, đứng lên chiến đấu đê bảo vệ mình, bảo vệ đất nước. Như vậy, phản ánh hiện thực, tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã chọn hai đề tài chính: đề tài về cuộc sống bị áp bức, tủi nhục của người dân miền núi dưới chế độ nô lệ thực dân và cùng với nó là bộ mặt tàn bạo của bọn “thổ ti lang đạo” cuối cùng là đề tài về sự thức tỉnh của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng dậy chiến đấu để giải phóng và tự giải phóng.

Trước hết, Vợ chồng A Phủ là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức của bọn chúa đất phong kiến thực dân được phản ánh qua cuộc đời Mị và A Phủ.

Mị là một có gái trẻ đẹp, giàu lòng yêu đời, chăm chỉ và hiếu thảo. Mị đã từng được yêu và có những đêm tình mùa xuân hạnh phúc. Nhưng vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà Mị bị cướp về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Mị bị biến thành nông nô, bị chà đạp cả về nhân phẩm lẫn thể xác. Quãng đời sống trong nhà thống lí là một quãng đời đau thương, tăm tối, áp bức nặng nề đã biến một cô gái hồn nhiên, đa cảm thành hiện thân của nhẫn nhục, cam chịu. Mị sống câm lặng lầm lũi, quanh năm vùi đầu vào những công việc khổ sai. Mị còn bị ràng buộc bởi mê tín thần quyền. Một khi đã đem ra “cúng trình ma” thì người đàn bà phải tuân theo sự trói buộc vô hình suốt cả một đời. Cho nên, biết khố, biết nhục, biết mình bị đày đọa nhưng không dám phán kháng chống lại sự đày đọa khổ nhục ấy. Hơn nữa, những con người như Mị thật bé nhỏ trước thế lực tàn bạo của cường quyền. Bị giam hãm trong “địa ngục trần gian'’ của nhà thống lí Pá Tra, Mị chết mòn theo ngày tháng, Mị “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”, “lùi lũi như như con rùa nuôi trong xó cửa”. Bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, Mị không còn nhớ đến cả tuổi của mình nữa, Mị đang bị tê liệt dần cả về cảm xúc, ý thức, tâm hồn, tình cảm. Cái ác của bọn thống trị là không những bóc lột -. đày đọa con người về vật chất, thể xác mà còn giết chết dần ở con người những giá trị nhân bản tốt đẹp. Con người bị biến thành công cụ, thành những con vật chịu sự sai khiến.

Mị và A Phủ đều là nô lệ trong nhà thống lí. Nhưng con đường đến nhà thống lí thì mỗi người một kiểu. Mị vì món nợ truyền kiếp mà phải thành nô lệ còn A Phủ vốn không nợ nần gì nhà thống lí nhưng cũng không thoát được, cũng rơi vào cảnh nô lệ. A Phủ là một thanh niên nghèo suốt đời làm thuê, làm mướn. Cha mẹ chết trong một trận dịch đậu mùa. Chính cuộc sống cùng khổ ấy đã hun đúc ở A Phủ mộ sức sống mạnh mẽ, lòng ham chuộng tự do và một tính cách gan góc của người lao động đáng quý. A Phủ là đứa con của núi rừng, hồn nhiên chỉ vì dám đánh con quan mà bị bắt, bị đánh đập tàn nhản, bị phạt và trở thành nô lệ cho nhà thống lí. Cuộc đời A Phủ và cảnh xử kiện lạ lùng đã mở ra một khía cạnh khác trong giá trị hiện thực của tác phẩm: xã hội phong kiến miền núi trước cách mạng, chân lí, lẽ phái bao giờ thuộc về “con quan”, thuộc về kẻ giàu, kẻ mạnh; kẻ thống trị. Người nghèo kháng lại sự bất công thì bị đánh đập, bị tước quyền tự do, bị biến thành nô lệ không chi suốt đời mà đời con đời cháu cũng không thoát được Hơn nữa, hủ tục nặng nề ngàn đời là hiện thực phản ánh áp bức kiểu trung cổ miền núi. Hủ tục đó đã đẩy biết bao người nghèo vào thảm cảnh của sự cùng cực đói khổ. Những hủ tục ấy vừa tiếp tay vừa là cóng cụ cho bọn phong kiến thống trị người dân, chà đạp lên nhân phẩm của họ. Việc A Phủ bị bắt làm nô lệ nhà thống lí Pá Tra càng tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm.

Hết ngày này qua ngày khác, A Phủ phải làm việc cật lực, chăn dắt đàn bò, hàng mấy chục con. Chắng may một con bò bị hổ vồ mất, A Phủ bị đánh trói vào cột chờ chết. Trong tay bọn thống trị, tính mạng con người thật bằng một con vật.

Cuộc đời nô lệ khổ đau của Mị và A Phủ là điển hình cho thân phận người ngheo miền núi dưới chế độ cũ. Bần cùng hóa con người, chà đạp lên nhân phẩm đối xử với con người không bằng con vật, đó là bản chất cùa chế độ “thổ ti lang đạo”.

Giá trị hiện thực của tác phẩm còn thể hiện trong những nội dung miêu tá cảnh tàn bạo của bọn chúa đất phong kiến và bè lũ thực dân. Điều này được thể hiện sâu sắc qua hình ảnh cha con thống lí Pá Tra trong mối quan hệ với Mị và A Phủ.

Nhà Pá Tra giàu có. nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuôc phiện. Hắn làm giàu bằng việc bóc lột sức lao động, bằng chế độ lao dịch, bằng cho vay lãi nặng rồi bắt người ta để trừ nợ. Cha con thống lí còn rất nhẫn tâm. Tô hoài đã rất nhiều lần nói tới cảnh đánh người, trói người của Pá Tra và A Sử bằng những chi tiết rất thực:” A Sử lầm lì trói đứng Mị vào cột nhà, tóc Mị xõa xuống, A Sử cuốn luôn tóc lên cột rồi y tắt đèn, đóng cửa lại.” Cái kĩ càng rành rẽ  trong hành độngbiểu hiện sự tàn ác tới thản nhiên của A Sử. Mị phải thức suốt đên xoa thuốc dấu cho A Sử, mỗi lần buồn ngủ quá thiếp đi “ A Sử bèn đạp chân vào mặt Mị”, Thống lí Pá Tra thì quyết định trói A Phủ cho tới chết , mà trói như thế nào? A Phủ bị trói từ trân lên tận đầu. Không chỉ tàn ác thản nhiên chúg còn hại nước cấu kết với thực dân làm giàu để áp bức bóc lột người dân. Dưới thời phong kiến thực dân bọn lang đạo chúa đất ở vùng cao mặc sức làm mưa làm gió.

Phản ánh hiện thực khốn khổ của nhân dân Tây Bắc, Tô Hoài không tô vẽ không nói quá sự thật. Tất cả đều được hiện lên như một bức tranh chân thực sống động. Tài năng và cũng là đóng góp của Tô Hoài là đã làm cho bức tranh hiện thực về miền núi cao Tây Bắc  trở nên hết sức phong phú với những chi tiết phong phú và sinh động về cuộc sống con người. Đó là vì Tô hoài có một thời gian đi thực tế và cũng ăn cùng sống với nhân dân nên mới có một vốn sống thực tế đáng quí như thế.

Khi viết về đồng bào Tây Bắc, ngòi bút Tô Hoài thể hiện một tinh thần nhân đạo rõ rệt. Nhà văn cảm thông sâu sắc với những kiếp người trâu ngựa như Mị và A Phủ, đứng về phía họ để phản ánh, đấu tranh. Nhưng sâu sắc hơn cả là nhà văn đã phát hiện được những phẩm chất đáng quí- đó là sức sống là khát vọng tự do vẫn âm ỉ trong đáy sâu tâm hồn của những con người nô lệ như Mị. Cái sức sống tiềm tàng ấy cùng với khát vọng mãnh liệt ấy khi có cơ hội sẽ bừng lên. Cách nhìn của nhà văn trong tác phẩm hết sức nhân bản. Tác giả đã dồn bút lực tập trung khắc họa diễn biến tâm lí hồi sinh của Mị. Đó là vào một đêm tình mùa xuân” Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một”. Mị sống với quá khứ tuổi xuân của mình” trong đầu Mị rập rờn những tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”.” Mị thấy phơi phới trở lại”.” Mị còn trẻ, Mị vẫn còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi”. Giữa lúc lòng ham muốn trỗi dậy mãnh liệt nhất, A Sử đã phũ phàng dập tắt. Những những giây phút trỗi dậy ấy có ý nghĩa thức tỉnh để dẫn tới hành động cắt dây trói giải cứu A Phủ ở đoạn tiếp đó.

Trước cảnh A Phủ bị trói, bắt gặp “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” Mị thốt lên trong lòng ”Trời ơi! Nó bắt trói người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã đánh thức tình thương trắc ẩn của Mị, cùng với những phản kháng âm ỉ đã dẫn Mị tới hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ và vùng chạy theo A Phủ. Đây là hành động cứu người và tự cứu mình của Mị.

Nhà văn đã rất thấu hiểu nỗi khổ của người dân miền núi, từ đó thấy được sự thức tỉnh, sự vùng dậy của họ, trước hết là thoát khỏi dây trói của cường quyền và thần quyền. Rồi họ dừng lại ở Phiềng Sa, thành vợ chồng và đi theo cách mạng.

Quá trình giác ngộ cách mạng của vợ chồng A Phủ. Tiêu biểu cho con đường đến với Đảng, đến với cách mạng của đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi Tây Bắc. Tô Hoài khi tái hiện bức tranh hiện thực với những nét bản chất của nó, không thể không miêu tả quá trình vận động mang tính qui luật của cuộc sống. Đây cũng là giá trị nhân đạo và tiến bộ của Vợ chồng A Phủ.

Xem các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3

Bài tham khảo số 4

Bài tham khảo số 5


Cùng chủ đề:

Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”
Phân tích giá trị của những tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc
Phân tích giá trị hiện thực của Những đứa con trong gia đình
Phân tích giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cúa tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
Phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
Phân tích giá trị nghệ thuật của khổ thơ 2, 3 trong bài Đàn ghi - Ta của Lor - Ca - Thanh Thảo: "Tây Ban Nha. . . Tiếng ghi - Ta ròng ròng máu chảy"
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”