Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Vợ nhặt


Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Đây là đoạn văn tràn đầy cảm hứng nhân đạo với những phất hiện sâu sắc và tinh tế về tâm trạng nhận vật của Kim Lân.

Trên cơ sở của giá trị hiện thực sâu sắc mà có giá trị nhân đạo cao cả; trên bờ vực thẳm của cái chết, trong bóng tối của số phận bi thảm lại lóe sáng tình người cao đẹp và sức sống kì diệu của con người.

- Tình thương yêu giai cấp, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ được thể hiện rất cao đẹp và cảm động qua tấm lòng bà cụ Tứ đối với con trai và con dâu. Bà khóc vì thương con trai và con dâu, bà “mừng lòng", bà hi vọng cũng vì thương chúng nó. Tình thương ấy dồn vào câu nói từ đáy lòng bà: Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...”. Vượt lên tình thương con – nhất là với người đàn bà lạ bỗng nhiên thành con dâu mới - đó là tình thương yêu giai cấp của những người nghèo khổ. Bà gọi thị là “con”, tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngày đêm đầu gặp mặt. Và sáng hôm sau, bà cố tạo ra niềm vui cho con trai và con dâu vui. Chi tiết nồi cháo cám thật cảm động trong bữa cơm ngày đói đón dâu mới. Không chỉ là tấm lòng người mẹ thương con mà trong tình thương ấy còn có cả đức vị tha cao cả. Suốt cả cuộc đời nghèo khổ, nhưng bà không hề nghĩ đến mình. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động - đằng sau manh áo rách là một tấm lòng vàng.

- Niềm khao khát tổ ấm gia đình được thể hiện chân thực và có chiều sâu qua tâm trạng nhân vật Tràng. Kim Lân nói rất đúng :" những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống". Nhưng đây không chỉ là cái sống vật chất để tồn tại, mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm - tổ ấm gia đinh. Sức sống con người thật kì diệu : từ trên bờ vực thẳm của cái chết, họ đã dám khát khao đến tổ ấm gia đình, đến một cuộc sống đích thực và cao đẹp của con người. Nhân đạo biết bao và cũng nhân văn biết mấy ! Đây là nội dung độc đáo và cảm động nhất của tác phẩm. Cho nên, tuy "chợn nghĩ " thóc gạo đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng", nhưng Tràng vẫn "Chậc ! Kệ!" và dẫn vợ về nhà. Anh vừa xấu hổ lại vừa tự hào khi đưa vợ qua xóm ngụ cư, bởi vì có "một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy" dâng lên "ôm ấp, mơn man khắp da thịt..."; và nhất là, trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn: " Hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng", "một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng", "bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này". Bởi vì Tràng đã có một gia đình, và trong cái buổi sáng đầu tiên ấy, anh đã được tắm mình trong ánh sáng hạnh phúc của tổ ấm gia đình. Đây là đoạn văn tràn đầy cảm hứng nhân đạo với những phát hiện sâu sắc và tinh tế về tâm trạng nhận vật của Kim Lân.


Cùng chủ đề:

Phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
Phân tích giá trị nghệ thuật của khổ thơ 2, 3 trong bài Đàn ghi - Ta của Lor - Ca - Thanh Thảo: "Tây Ban Nha. . . Tiếng ghi - Ta ròng ròng máu chảy"
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân
Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” - Kim Lân
Phân tích giá trị độc đáo của tình huống mà Kim Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt
Phân tích hai câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Phân tích hai nhân vật Mị và A Phủ từ đó làm rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài