Phân tích hành trình đi tìm vẻ đẹp của dòng sông Hương nơi đầu nguồn — Không quảng cáo

Văn mẫu lớp 11 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Ai đã đặt tê


Phân tích hành trình đi tìm vẻ đẹp của dòng sông Hương nơi đầu nguồn

Về với thượng nguồn, sông Hương có mối quan hệ mật thiết với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Đề bài

Phân tích hành trình đi tìm vẻ đẹp của dòng sông Hương nơi đầu nguồn

Lời giải chi tiết

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Giới thiệu tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Giới thiệu đoạn trích

2. Thân bài

Hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương nơi đầu nguồn

-  Về với thượng nguồn, sông Hương có mối quan hệ mật thiết với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Cảnh dòng sông ở đây được tác giả khắc họa với nhiều hình ảnh đầy ấn tượng. Sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già" với nhiều tiết tấu trầm hùng, dữ dội.

=>Từ ngữ tạo hình, gợi tả vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn vừa hùng vĩ, man dại vừa trữ tình, say đắm lòng người

-  Nhà văn đã nhận ra sức sống mãnh liệt, man dại (được ví như cô gái Di-gan) nhưng cũng có lúc “dịu dàng và say đắm” mang một tâm hồn tự do, trong sáng của sông Hương.

-  Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, nếu chỉ mải mê ngắm nhìn sông Hương ở Kinh thành mà không chú ý tìm hiểu dòng sông từ đầu nguồn thì sẽ không thể cảm nhận hết vẻ đẹp trong chiều sâu của sông nước Hương Giang.

- Nghệ thuật

3. Kết bài

- Cảm nhận về văn bản: Qua tác phẩm ta cảm nhận được niềm tự hào và tình yêu tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế nói riêng và đất nước nói chung.

Bài tham khảo

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn viết bút ký xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của ông là sự kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ nhiều vốn kiến thức phong phú. Đặc biệt là lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài bút ký xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường được viết vào năm 1981 in trong tập sách cùng tên. Đặc biệt là đoạn miêu tả vẻ đẹp sông Hương ở khúc thượng nguồn.

Đoạn văn miêu tả sông Hương ở khúc thượng nguồn đã cho thấy những khám phá mới mẻ và đầy thú vị của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương tưởng chừng đã rất quen thuộc với người Việt. Đó là trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm sông Hương là “một bản trường ca của rừng già”. Chỉ nhắc đến sông Hương là nhắc đến một biểu tượng đẹp của xứ Huế, nhà văn với vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều những lĩnh vực của mình, cùng cái nhìn đa sắc về dòng sông khúc thượng nguồn khi sông Hương chảy qua dãy Trường Sơn miêu tả thật đẹp.

Nhà văn xứ Huế đã mang đến cho người đọc một hình ảnh rất mới mẻ về dòng sông chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương mang vẻ đẹp vừa mãnh liệt dữ dội vừa dịu dàng say đắm. Có lúc dòng sông ấy “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn” và cũng có lúc “sông Hương trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Qua đó ta thấy được lối hành văn tài hoa và mê đắm cùng vốn từ phong phú của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Mặt khác Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đánh thức dòng sông Hương bằng một phép so sánh tài hoa “sông Hương đã một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại” với một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Cách so sánh độc đáo của nhà văn đã mang đến những ấn tượng sâu sắc về dòng sông hoang sơ mãnh liệt. Đó là vẻ đẹp kỳ diệu của dòng sông với bộ mặt kinh thành của nó khiến cho ta nhớ mãi về dòng sông ấy.

Cùng với vốn hiểu biết sâu rộng về địa lý và khoa học Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhận ra mối quan hệ giữa sông Hương với nơi khởi nguồn của nó: những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn, một mặt nó hun đúc cho dòng sông một bản lĩnh gan dạ đủ sức mạnh để vượt qua cuộc hành trình đầy gian truân tìm đến lý tưởng của mảnh đất cố đô Huế.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cái nhìn đa dạng của dòng sông Hương, biểu tượng cái đẹp cố đô Huế. Nếu ta chỉ mải mê ngắm nhìn sông Hương ở kinh thành mà không tìm hiểu dòng sông từ đầu nguồn thì chắc chắn sẽ không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp sâu thẳm ẩn chứa của sông nước hương Giang. Với lời văn giàu chất thơ và thấm đậm chất trữ tình, cùng lối hành văn hướng nội súc tích mê đắm và tài hoa. Nhà văn đã vận dụng một vốn kiến thức phong phú đa dạng về nhiều lĩnh vực cùng các biện pháp so sánh ẩn dụ nhân hóa mang đến cho ta về những cảm nhận sâu sắc về dòng Hương Giang. Ở những phương diện khác nhau, hình tượng sông Hương hiện lên với những nét đẹp rất riêng.

Sông Hương nơi khởi nguồn toát lên vẻ đẹp mãnh liệt hoang dại nhưng cũng không kém phần dịu dàng và say đắm. Khi uốn mình qua dãy Trường Sơn sông Hương hiện lên với vẻ đẹp say đắm. Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận dòng Hương Giang với tất cả tình yêu và niềm tự hào của mình, niềm tự hào về dòng sông của cố đô Huế, về vẻ đẹp của quê hương đất nước


Cùng chủ đề:

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang
Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang
Phân tích hành trình cuộc đời nhân vật Chí Phèo
Phân tích hành trình đi tìm vẻ đẹp của dòng sông Hương nơi đầu nguồn
Phân tích hình tượng dòng sông Hương trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Phân tích khổ thơ cuối bài Tràng giang
Phân tích khổ thơ thứ ba bài Tràng giang
Phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng giang
Phân tích nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao